Thiên đường không thể tiếp cận đầy bí ẩn gần giữa Ấn Độ Dương

Xinh đẹp nhưng đầy nguy hiểm vì cư dân địa phương sẵn sàng "nói chuyện" bằng cung tên và nỏ, North Sentinel được coi là thiên đường nhưng du khách không thể tiếp cận.

Đảo North Sentinel thuộc quần đảo Andamanese, vịnh Bengan ở Ấn Độ Dương (nằm giữa Ấn Độ và Malaysia). Hòn đảo thuộc chủ quyền của Ấn Độ trông gần giống một hình vuông với diện tích khoảng 47,5 km2, tương đương với khu Manhattan, New York (Mỹ).
Cư dân địa sinh sống trên đảo được gọi là người Sentinel, là một tộc người cuối cùng trên Trái đất sống biệt lập và hầu như không bị ảnh hưởng từ nền văn minh hiện đại. Cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên với phương thức sản xuất chủ yếu là săn bắt và hái lượm.
Người Sentinel được cho là con cháu của những người đầu tiên xuất hiện ở châu Phi, và đã sống trên đảo trong hơn 60.000 năm qua. Họ từ chối bất kỳ hình thức liên lạc hay tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và thường đe dọa, xua đuổi, thậm chí giết chết bất cứ ai đến gần hòn đảo bằng những vũ khí thô sơ như cung, nỏ.
Thien duong khong the tiep can day bi an gan giua An Do Duong
Đảo Sentinel tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao xuống với bãi cát trắng, rừng rậm rạp bao phủ hầu hết hòn đảo. Quanh đó là các rạn san hô. Ảnh: Nasa. 
Năm 1967, chính phủ Ấn Độ cố gắng liên lạc với người Sentinel, do nhà nhân chủng học Triloknath Pandit dẫn đầu. Nhóm của Pandit đã để lại rất nhiều “lễ vật” và cố gắng giao tiếp, nhưng không được chào đón. Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 4/1/1991, khoảng 28 người bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã tiếp cận nhóm của Pandit trong một thời gian ngắn mà không tỏ thái độ thù địch.
Một sự kiện xảy ra vào cuối những năm 1980, đầu 1990, rất nhiều người Sentinel thiệt mạng trong cuộc đụng độ với những người đến đảo để lấy sắt và các hàng hóa từ vụ đắm tàu trôi dạt lên đảo.
Vùng biển xung quanh hòn đảo cũng trở thành địa điểm hấp dẫn với những ngư dân đánh bắt bất hợp pháp. Để ổn định tình hình và tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người Sentinel, chính phủ Ấn Độ đã ban lệnh cấm bất kỳ ai đến gần vùng biển xung quanh hòn đảo trong phạm vi 5 km.
Thien duong khong the tiep can day bi an gan giua An Do Duong-Hinh-2
Đến nay, không thể xác định được một cách chính xác có bao nhiêu người đang sống trên đảo Sentinel, nhưng các học giả ước tính con số từ 40-500 người. Ảnh: Christian Caron/Indian Coastguard. 
Người Sentinel đã sống sót một cách thần kỳ sau trận động đất và sóng thần lịch sử vào năm 2004 ở Ấn Độ Dương. Chỉ vài ngày sau thảm họa thiên nhiên năm 2004, trực thăng của lực lượng Cảnh sát biển Ấn Độ đã đến để giúp đỡ người Sentinel và thả xuống các gói hàng cứu trợ. Nhưng đáp lại sự giúp đỡ đó là những mũi tên bắn vào trực thăng cứu hộ.
Ngày 26/1/2006, hai ngư dân là Sunder Raj (48 tuổi) và Pandit Tiwari (52 tuổi) đánh bắt cá bất hợp pháp, đã bị người Sentinel giết chết khi thuyền của họ vô tình trôi dạt quá gần hòn đảo.
Theo tổ chức nhân quyền Survival International, người Sentinel rất dễ bị tổn thương vì không có khả năng miễn dịch đối với các bệnh thông thường như bệnh cúm và bệnh sởi.

Thế chiến II qua ống kính nhiếp ảnh gia Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Liên Xô Yevgeny Khaldei đã trải qua 1.418 ngày chiến tranh ác liệt và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của Thế chiến II.

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo
Nhiếp ảnh gia Liên Xô Yevgeny Khaldei luôn ở tuyến đầu trong Cuộc chiến bảo vệ thủ đô Moscow, kéo dài từ cuối mùa thu 1941 đến giữa mùa xuân 1942. Ông cũng đã tham gia trận Stalingrad, trận chiến đảo ngược cục diện  Chiến tranh thế giới thứ II. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-2
Trận Stalingrad đẫm máu kéo dài từ tháng 8/1942 đến ngày 2/2/1943, làm thiệt mạng gần 2 triệu người của cả hai phía. Sau đó, nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei đã đi cùng với Hồng quân Liên Xô giải phóng Romania, Bulgaria, Nam Tư, Áo, Hungary và Đức.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-3
 Một số âm bản  của nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei được gửi về Moscow để lưu giữ. Các bức ảnh của Khaldei được báo Izvestia đăng tải. Sau chiến tranh, Khaldei là nhiếp ảnh gia độc quyền của Thông tấn xã TASS.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-4
 Chiến dịch giải phóng thủ đô Vienna, do Mặt trận Ukraine 3 tiến hành trong năm 1945. Trong ảnh  tướng Dmitry Shepilov điều tra hiện trường một tên phát xít giết toàn bộ gia đình của hắn ở công viên rồi sau đó tự sát. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-5

Cậu bé Vitya Cherevichkin, một cư dân ở thành phố Rostov trên sông Đông, bị lính Đức bắn chết vì cái tội giấu một chú bồ câu trong tay áo. Trước khi tháo chạy trong năm 1941, bộ chỉ huy Đức Quốc xã đã ra lệnh giết chim bồ câu vì sợ chúng đưa thư cho Hồng quân Liên Xô. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Khaldei chụp Hermann Goering, từng là nhân vật số hai của Đức Quốc xã, tại Tòa án xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg. Hermann Goering bị xử treo cổ vì phạm tội ác chống lại loài người. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-7
Thủ đô Vienna của Áo đã bị ném bom 52 lần trong Chiến tranh thế giới thứ II và đã bị tàn phá nặng nề.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-8
Lính Đức tàn sát dân thường ở thành phố Rostov trên sông Đông trong tháng 3/1942. Nhiếp ảnh gia không cầm được nước mắt khi chụp bức ảnh ghi lại tội ác dã man tàn bạo này.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-9

Nữ phi công của Trung đoàn máy bay ném bom 46 “Taman” có giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong chiến tranh. Lính Đức gọi họ là "những mụ phù thủy bay đêm".  Trong 4 năm tham chiến, Trung đoàn 46 gồm toàn nữ phi công đã tiến hành hơn 24.000 phi vụ, ném hơn 23.000 trái bom và phá hủy hàng trăm căn cứ quân sự của phát xít Đức. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-10

Nhiếp ảnh gia Khaldei ghi lại hình ảnh những người Do Thái vừa được giải phóng khỏi trại tập trung ở Budapest trong năm 1945. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-11

Bên cạnh những bức ảnh chiến trường, nhiếp ảnh gia Khaldei còn ghi lại được những khoảnh khắc đòi thường trong chiến tranh. Ảnh: russiainphoto.ru

 
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-12
Yevgeny Khaldei cũng ghi lại những khoảnh khắc lịch sử tại Hội nghị Potsdam trong năm 1945, một hội nghị phân chia nước Đức thành 4 phần. Trong ảnh là  nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, Thủ tướng Anh Winston Churchill và  Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.  Ảnh: russiainphoto.ru

Ninja, những "điệp viên" đối nghịch với tinh thần Samurai

Ninja Nhật Bản, hay còn được biết đến với tên gọi là Shinobi, là một phần của lịch sử Nhật Bản. Dù vậy, không có nhiều ghi chép lịch sử về các Ninja, vì vậy xung quanh họ vẫn còn nhiều điều bí ẩn.

Khoác trên mình trang phục đen bí ẩnh trùm kín người chỉ để lộ đôi mắt lạnh như tiền, luôn sẵn sàng hạ thủ mỗi khi cần thiết. Đó là hình tượng mà phần lớn giới điện ảnh và truyện tranh hiện đại khắc họa về Ninja Nhật Bản. Đa phần những điều này, hóa ra lại không đúng.