Thí sinh rạng rỡ bước vào môn thi đầu tiên Kỳ thi THPT năm 2024
Sáng 27/6 , hơn 1 triệu thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Buổi sáng, từ 7h35 thí sinh làm bài thi môn Ngữ Văn (thời gian 120 phút).
Sáng nay, ngày 27/6 , hơn 1 triệu thí sinh sẽ bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Buổi sáng, từ 7h35 thí sinh làm bài thi môn Ngữ Văn (thời gian 120 phút).
Hồi hộp và lo lắng vì kỳ thi “lớn nhất đời”
Theo báo cáo từ Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng kí dự thi là 1.071.393. Tổng số thí sinh đến làm thủ tục dự thi: 1.060.356, đạt tỷ lệ 98.96%;. Tổng số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi: 11.037, chiếm tỷ lệ 1.04%.
Từ trái qua: Em Nguyễn Hoàng My, Nguyễn Hoàng Mai và bạn cười tươi trước khi bước vào phòng thi.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống ngay trước giờ thi môn Văn tại điểm thi Trường THPT Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), các em Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Hoàng My, Trường THPT Trung Văn cho biết, em cảm thấy rất hồi hộp, vì đây là buổi thi đầu tiên. Các em học cấp tốc môn Văn trong 1 - 3 ngày, vì đây là môn chỉ để “qua liệt” thôi.
Video: Em Nguyễn Hoàng Mai, Nguyễn Hoàng My, Trường THPT Trung Văn chia sẻ cảm xúc trước giờ thi môn Ngữ văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Các em dự đoán đề thi môn Văn sẽ vào “Việt Bắc”, bởi năm nay, chủ đề đất nước và Nhân dân được nói tới nhiều, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Tình yêu đất nước đem tới cho em nhiều cảm xúc, mỗi khi nghe những clip về chủ đề này dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ em lại nổi da gà”, thí sinh chia sẻ.
Trương Nhật Minh và Nguyễn Bình Minh, Trường THCS-THPT Lômônôxốp chia sẻ trước giờ thi môn Ngữ văn, Kỳ thi THPT năm 2024.
Thí sinh Trương Nhật Minh và Nguyễn Bình Minh, Trường THCS-THPT Lômônôxốp cho biết rất hồi hộp và lo lắng. “Vì đây là kỳ thi lớn nhất đời”, thí sinh chia sẻ.
Nguyễn Bình Minh cho biết, em học tất cả các tác phẩm vì không biết Bộ sẽ ra vào đề nào. Còn Bình Minh cho hay học tủ Việt Bắc, ngoài ra Đất nước và Người lái đò sông Đà. Đến tận sát giờ chuẩn bị vào phòng thi, Minh vẫn mang theo tài liệu “Việt Bắc” để ôn lại.
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho kỳ thi an toàn
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, bà Nguyễn Thị Diệp, Phó điểm cơ sở vật chất của Trường THPT Đại Mỗ, điểm thi 007 cho biết, số thí sinh tham gia ở điểm thi này là 548 thí sinh, cán bộ nhân viên an ninh, y tế là 84.
bà Nguyễn Thị Diệp, Phó điểm cơ sở vật chất của Trường THPT Đại Mỗ, điểm thi 007.
Kỳ thi diễn ra trong thời tiết có lúc có mưa nên vấn đề ngập úng cũng được Ban Giám hiệu lưu tâm. Trường đã phối hợp với Quận Nam Từ Liêm để có các biện pháp ứng phó, không để xảy ra ngập úng.
Giám thị gọi các thí sinh vào phòng thi.
Tại điểm thi có một trường hợp đặc biệt, đó là có một thí sinh khiếm thính dự thi. Ngay khi nhận được thông tin vào chiều qua, điểm thi đã báo lên Ban Chỉ đạo thi xin ý kiến chỉ đạo. Sau đó, vào 6 giờ chiều, bộ phận Công an của Ban chỉ đạo thi đã kiểm tra và niêm phong thiết bị thi của thí sinh.
Giám thị giải đáp thắc mắc của thí sinh.
“Nhìn chung, việc chuẩn bị cho cơ sở vật chất được Ban Giám hiệu phối hợp với các bộ phận chuẩn bị rất kỹ lưỡng để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, tốt nhất”, bà Diệp nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho biết, để ngăn chặn thiết bị gian lận thi cử, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an tập huấn cho tất cả các cán bộ làm thi. Tiếp đó, Công an các tỉnh/thành phố tiếp tục tập huấn về nhận diện các thiết bị công nghệ cao và nguy cơ thí sinh có thể sử dụng cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác thi tại các địa phương. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh công tác truyền thông để thí sinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc bị phát hiện gian lận thi cử và xử lý nghiêm với những trường hợp cố tình vi phạm.
ĐBQH: Nhiều kỳ vọng tại phiên chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước
Từ 9.00 hôm nay (5/6), các ĐBQH sẽ chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn với kỳ vọng sẽ đưa ra được giải pháp khắc phục những tiêu cực, nhũng nhiễu của ngành này.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, từ 9h sáng 5/6 đến 15h chiều cùng ngày sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022
Với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Chiều 24/6, với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Theo đó, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Quốc hội bấm nút thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: QH.
Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng. bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.
Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: Mai Loan.
Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỷ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỷ đồng.
Trong nghị quyết, Quốc hội đánh giá thu, chi NSNN lập dự toán không sát thực tế.
Một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.
Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.
Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.
Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm.
Về việc một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi NSNN năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 theo đúng quy định.
Đồng thời, Quốc hội yêu cầu không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.