Thế giới Di động buôn xoong nồi, Vietjet bán mỳ tôm thu tiền tỷ

Những nguồn thu từ mặt hàng không quá đắt đỏ đang mang lại cho các đại gia hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, thậm chí hiệu quả kinh doanh còn hơn cả lĩnh vực chính.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động - TGDĐ vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2019 với khoản doanh thu thuần đạt trên 25.017 tỷ đồng và 1.040 tỷ lãi ròng.
TGDĐ thu nghìn tỷ từ bán xoong nồi
Với kết quả kinh doanh trên, ngoài mức doanh thu tăng trưởng 10% thì khoản lợi nhuận sau thuế mà TGDĐ đạt được trong 3 tháng qua cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Đóng góp chính vào doanh thu trong quý I vẫn là ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, phụ kiện... với tỷ trọng 48% tổng doanh thu, tương đương hơn 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành hàng điện tử, điện lạnh và gia dụng cũng góp tới 41%, khoảng 10.257 tỷ đồng. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng bách hoá với ngành hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh tiếp tục gia tăng tỷ trọng lên 7%...
The gioi Di dong buon xoong noi, Vietjet ban my tom thu tien ty
 Thế giới Di động đang mở rộng các mặt hàng kinh doanh của mình ngoài di động và điện tử, điện lạnh. Ảnh: Getty Images.
Năm 2019 khi Bách Hóa Xanh vẫn được kế hoạch trong quá trình tiến đến điểm hòa vốn toàn bộ (tính cả chi phí kho, vận hành), trụ đỡ tăng trưởng của TGDĐ được xác định từ việc “bán những sản phẩm chưa từng bán”, mà chủ yếu trong đó là xoong nồi, chảo rán và đồng hồ...
Với nhóm gia dụng và dụng cụ nhà bếp, riêng quý I đã có hơn 10 triệu sản phẩm được bán ra tại các cửa hàng Điện Máy Xanh và mang về cho công ty hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu, tương đương với mức tăng trưởng 130% về sản lượng và 50% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mô hình shop-in-shop kinh doanh đồng hồ cũng đã được công ty này đưa vào thử nghiệm tại một số cửa hàng Thế giới Di động tại TP.HCM từ ngày 8/3.
Hiện công ty có 2 cửa hàng, bán trên 50 mẫu đồng hồ thông minh và trên 1.000 mẫu đồng hồ thời trang của hơn 20 thương hiệu, giá sản phẩm dao động chủ yếu trong khoảng 1-6 triệu đồng.
Ước tính, nhóm này đang đóng góp khoảng 7% doanh thu toàn công ty ngay trong kỳ đầu tiên được áp dụng kinh doanh.
Nhờ mảng kinh doanh mới này mà biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng 3 tháng đầu năm của TGDĐ được cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận ròng của quý đầu tiên năm nay đạt 4,2%, mức cao nhất tính từ năm 2017.
The gioi Di dong buon xoong noi, Vietjet ban my tom thu tien ty-Hinh-2
 
Chiến lược "đại gia đi thu tiền lẻ" của Vietjet
Thực tế, chiến lược “thu tiền lẻ” từ việc bán các sản phẩm phụ thông qua hệ thống của mình không mới với các doanh nghiệp lớn.
Một hãng hàng không với quy mô thị trường gần 2,7 tỷ USD như Vietjet cũng rất thành công với chiếc lược “thu tiền lẻ” của mình.
Ngoài 2 trụ cột kinh doanh chính gồm vận tải hàng không, và bán máy bay của mình thì hoạt động phụ trợ hàng không (bao gồm bán hàng hóa và dịch vụ trên máy bay…) của Vietjet cũng đều đặn tăng trưởng và thu về hàng nghìn tỷ mỗi năm.
Trong hoạt động phụ trợ hàng không nói chung, hàng năm Vietjet đều thu về hàng trăm tỷ từ việc bán các hàng hóa trên máy bay bao gồm mỳ tôm, gấu bông hay quà lưu niệm…
Như năm 2014, thời điểm hãng này mới bắt đầu khai thác bay thương mại, công ty có tổng doanh thu đạt 8.100 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng doanh thu là đến từ bán mỳ tôm và gấu bông, quà lưu niệm trên máy bay.
Đây cũng là mảng kinh doanh khiến CEO của hãng, ông Lưu Đức Khánh cho biết hài lòng nhất khi nhân lực cũng như nguồn lực đầu tư không lớn nhưng lại rất hiệu quả.
Trong giai đoạn 2015-2018, Vietjet không thể hiện chi tiết doanh thu từ mảng kinh doanh này nhưng nó được hạch toán vào khoản hoạt động phụ trợ hàng không trên báo cáo tài chính.
Và trong vòng 5 năm, nguồn thu này đã tăng tới 10 lần từ mức 836 tỷ đồng năm 2014 lên 8.410 tỷ đồng năm 2018 vừa qua.
Năm 2018, hãng hàng không này thu về 53.577 tỷ đồng doanh thu thuần, thì doanh thu từ hoạt động phụ trợ tăng trưởng tới 54% và chiếm tổng cộng gần 16% trong cơ cấu doanh thu.
Tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua, CEO của hãng, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tự hào khoe Vietjet nằm trong tốp 5 hãng có doanh thu khác trên tổng doanh thu cao nhất thế giới.
"Với lượng khách phục vụ hiện nay, chỉ cần mỗi khách hàng chi thêm 1 USD cho các sản phẩm phụ trợ như mì tôm, gấu bông, doanh thu của Vietjet đã có thêm 25 triệu USD. Mục tiêu là thu được 10 USD mỗi người trong vài năm tới", bà Thảo nói.
Bà cũng lưu ý khoản doanh thu này mang lợi nhuận lớn, bởi hầu như không phát sinh thêm chi phí.
Trong đó, đóng góp lớn của doanh thu phụ trợ là từ mạng bay quốc tế do doanh thu phụ trợ bình quân thu được từ một khách hàng cao hơn gấp 2 lần doanh thu phụ trợ thu từ khách bay nội địa.
Cùng với việc mở rộng mạng bay quốc tế trong các năm sau, Vietjet cho biết hãng sẽ có nhiều dự địa để tăng trưởng từ loại hình kinh doanh này cũng như phát triển thêm các loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng trên hệ sinh thái khách hàng của mình bao gồm cả quảng cáo trên máy bay.

Làn sóng di cư của giới triệu phú USD

Những áp lực từ biến động chính trị, kinh tế và ô nhiễm môi trường đã khiến làn sóng di cư của giới nhà giàu trên thế giới tiếp tục tăng cao.

Nhiều người khẳng định tiền không mua được mọi thứ, nhưng chắc chắn nó sẽ là công cụ để có thể làm được nhiều việc. Ví dụ, khi gặp vấn đề “khó ở” tại đất nước mình, tiền giúp các triệu phú có thể đóng gói tài sản và di chuyển cả gia đình sang một đất nước khác có điều kiện thuận lợi hơn.
Cuộc “tháo chạy” của các triệu phú
Theo báo cáo Tổng quan về tình hình di cư của những người giàu trên thế giới, những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao - HNWI (trên 1 triệu USD) là nhóm người có lợi thế trong việc lựa chọn và dịch chuyển dễ dàng hơn.
Qua khảo sát, khi một đất nước có hành lang pháp lý hấp dẫn, môi trường ít ô nhiễm, xã hội an toàn hơn sẽ thu hút làn sóng di cư của tầng lớp nắm giữ của cải này.
Trung Quốc trong hơn 2 thập kỷ qua được mệnh danh là một cỗ máy tạo ra sự thịnh vượng và ngày càng gây dựng được sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Với các chính sách của mình, số lượng các công dân Trung Quốc gia nhập hàng ngũ triệu phú, tỷ phú ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, mỗi năm số người giàu rời Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng và đất nước này vẫn chiếm ngôi đầu bảng danh sách này.
Theo ghi nhận có tới hơn 15.000 HNWI Trung Quốc chọn di cư sang các quốc gia khác, đóng góp quan trọng vào làn sóng triệu phú di cư trên toàn cầu.
Không giống như tầng lớp trung lưu, những công dân giàu có không gặp những trở ngại về phương tiện và điều kiện vật chất khi rời khỏi quê nhà. Hơn thế nữa, họ còn được đón nhận nồng hậu ở một quốc gia mới.
Việc gia tăng số lượng HNWI di cư khỏi 1 quốc gia là dấu hiệu cho thấy quốc gia đó có thể đang đối mặt với các yếu tố kinh tế hoặc xã hội tiêu cực.
Trong đó, gây bất ngờ vẫn là sự gia tăng số lượng người giàu rời Trung Quốc khi đất nước này vẫn đang tiếp tục phát triển và ổn định. Các khảo sát của Hurun Report và Visas Consulting cho biết giới triệu phú nước này quyết định di cư bởi tình trạng không khí ô nhiễm và mất an toàn thực phẩm của nước này chưa cải thiện trong những năm qua.
Trên bản đồ di cư còn gây chú ý với sự nổi lên của làn sóng di cư của giới siêu giàu đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyên nhân được cho là bởi những bất ổn đến từ các cuộc biểu tình trong nước, nền kinh tế bị lung lay bởi tỷ lệ lạm phát đang được ước tính ở mức ba con số.
Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Thổ Nhĩ Kỳ mất tới hơn 4.000 triệu phú. Số lượng này ước tính chiếm tới 10% tổng số HNWI của Thổ Nhĩ Kỳ có được trong năm 2018.
Đây là một kịch bản tồi tệ cho Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã có số lượng người giàu nằm trong danh sách HNWI rất khiêm tốn so với Trung Quốc và Ấn Độ.
Cũng có những điểm khó lý giải trong dòng vận chuyển “máu và chất xám” này khi Hy Lạp, một trong những quốc gia đang vật lộn với khó khăn chồng chất trong thập kỷ qua, vẫn chưa phải chứng kiến sự “dứt áo ra đi” ồ ạt của giới nhà giàu nước này.
Những miền đất hứa thu hút giới triệu phú
Theo bảng khảo sát, Australia và Mỹ vẫn đứng ở vị trí hàng đầu trong các điểm đến thu hút sự dừng chân của giới siêu giàu khắp thế giới.
Australia xinh đẹp hấp dẫn giới nhà giàu bởi có nền kinh tế phát triển, ổn định, khí hậu thuận lợi và điều kiện xã hội an toàn. Nước này cũng có sức hấp dẫn hơn so với các nước phát triển khác như Mỹ ở chính sách không đánh thuế tài sản thừa kế (giới nhà giàu có thể yên tâm chuyển giao toàn bộ tài sản cho con cháu sau khi chết), và chi phí y tế thấp.
Thực tế là làn sóng nhập cư mang theo nguồn tài chính khổng lồ này luôn được “chào đón” bằng các chính sách ưu đãi ở nhiều quốc gia.
Đơn cử tại Australia, các đơn xin thị thực trong Chương trình Đầu tư và Đổi mới Kinh doanh từ nhóm HNWI vào nước này đã tăng vọt hơn 74% trong năm 2018 so với năm 2017 với tỷ lệ đạt thị thực cao.
Với những điều kiện nới lỏng ưu đãi cho giới “đầu tư”, như không qua các vòng "sàng lọc" trình độ học vấn, trình độ tiếng Anh và trình độ việc làm, dòng chảy triệu phú từ các nơi đổ về đã giúp quốc gia này thu hút các các dòng vốn đầu tư tới hàng nghìn tỷ AUD trong năm 2018.
Tại xứ sở kangaroo, chỉ riêng giới nhà giàu Trung Quốc đã chiếm tới 90% tổng các HNWI trong giai đoạn 2016-2017. Phần còn lại đến từ các quốc gia khác bao gồm Malaysia, Nam Phi và Việt Nam. Làn sóng này đã làm tăng số lượng triệu phú của nước này lên 200%.
“Do khoảng cách địa lý gần gặn, chênh lệch múi giờ ít, số lượng doanh nhân giàu có từ Trung Quốc đến Australia càng nhiều, làm giàu cho nền kinh tế. Đây được coi là lợi thế cho cả hai bên”, Mark Ryan, luật sư thuộc cơ quan Quản lý di cư LRG (Australia) cho hay.
Bên cạnh đó, Mỹ và Anh vẫn là miền đất hứa quen thuộc đối với những nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, những biến động về chính trị, chính sách mới về nhập cư của Tổng thống Donald Trump cũng như bất ổn của quá trình Brexit khiến cho giới nhà giàu trên thế giới dịch chuyển qua Australia như một lựa chọn thay thế.

Đột nhập khu vườn ngập rau quả trong biệt thự của Vy Oanh

(Kiến Thức) - Khu vườn rộng trong biệt thự triệu USD của nữ ca sĩ Vy Oanh ở TP HCM có nhiều cây ăn trái sai trĩu quả, rau xanh mướt và hoa tươi rực rỡ. 

Dot nhap khu vuon ngap rau qua trong biet thu cua Vy Oanh
 Mới đây, trên trang cá nhân, nữ ca sĩ Vy Oanh đã chia sẻ hình ảnh về khu vườn ngập tràn rau trái trong căn biệt thự triệu USD ở TP HCM.