Thế giới đã chống khủng bố thế nào trong năm 2017?

(Kiến Thức) - Nhiều cuộc tấn công khủng bố đẫm máu năm 2017 đã cướp đi sinh mạng của cả nghìn người vô tội, buộc các nước trên thế giới phải siết chặt an ninh.

Mới đây, tờ Mirror đưa tin ngày 26/12, một nhánh phiến quân IS tại Somali đã đăng tải đoạn video với nội dung kêu gọi các phần tử thánh chiến tiến hành những cuộc tấn công khủng bố trên toàn cầu trong dịp năm mới 2018.
Cụ thể, trong đoạn clip dài 7 phút, nhóm IS kêu gọi tiến hành các cuộc tấn công kiểu “sói đơn độc” nhằm vào những nơi đông người ở các quốc gia phương Tây, thậm chí chúng còn đe dọa cả Giáo hoàng Francis.
“Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi thống trị toàn thế giới. Chúng ta sẽ nổi dậy từ Washington đến Moscow, từ Châu Âu đến Trung Quốc và không gì có thể ngăn cản chúng ta”, tờ Newsweek trích đoạn video của IS.
The gioi “gong minh” chong khung bo the nao trong nam 2017?
 Phiến quân IS đe dọa tấn công London, Anh, trong đêm Giao thừa. Ảnh: Mirror.
Lời đe dọa trên của phiến quân IS tiếp tục gây tâm lý bất an cho người dân ở nhiều quốc gia trước thềm năm mới bởi trên thực tế, trong năm 2017, nhân loại đã chứng kiến hàng loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng cướp đi sinh mạng của cả nghìn người vô tội.
Điển hình là vụ thảm sát tại Las Vegas (Mỹ) khiến ít nhất 58 người thiệt mạng và hơn 500 người khác bị thương hồi đầu tháng 10/2017 hay vụ đánh bom liều chết trong đêm hòa nhạc của nữ ca sĩ người Mỹ Ariana Grande tại thành phố Manchester (Anh) khiến hơn 520 người thương vong vào tháng 5/2017.
Đáng chú ý, thủ phạm khủng bố thường có liên hệ với các tổ chức như phiến quân IS hay Al-Qaeda. Chúng thực hiện các vụ tấn công ở những nơi đông người nhằm gây thương vong nhiều nhất có thể.
The gioi “gong minh” chong khung bo the nao trong nam 2017?-Hinh-2
Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ, siết chặt an ninh nhằm ngăn chặn các vụ khủng bố xảy ra. Ảnh: Mirror.
Hàng loạt các vụ tấn công tại Anh, Pháp và Mỹ,… trong năm qua là hồi chuông báo động về nguy cơ khủng bố gia tăng. Trước thực trạng trên, các nước Châu Âu và Mỹ liên tục tăng cường các biện pháp siết chặt an ninh.
Được biết, Pháp vẫn duy trì báo động an ninh ở mức độ khẩn cấp sau khi liên tiếp trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử thánh chiến kể từ năm 2015. Sau vụ đâm xe nhằm vào cảnh sát trên đại lộ Champs Elysees ở thủ đô Paris hồi tháng 6/2017, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố dự luật chống khủng bố mới với nhiều biện pháp cứng rắn hơn.
Theo đó, nhà chức trách các địa phương có thể toàn quyền quyết định bố trí rào chắn an ninh hoặc khám xét tư trang của các đối tượng tình nghi; cho phép các cơ quan chức năng đóng cửa trong thời gian 6 tháng các cơ sở tôn giáo được cho là ủng hộ chủ nghĩa cực đoan…
Chính phủ Thụy Điển đã đề xuất gói giải pháp chống khủng bố mới, qua đó tăng cường kiểm soát những cá nhân có nguy cơ đe dọa cao; đẩy mạnh chia sẻ thông tin tình báo và siết chặt an ninh nơi công cộng.
Trong khi đó, lực lượng an ninh các nước Bỉ, Phần Lan, Anh hay Đức,… luôn được đặt trong tình trạng cảnh giác với nguy cơ xảy ra những vụ tấn công khủng bố vào bất cứ lúc nào.
The gioi “gong minh” chong khung bo the nao trong nam 2017?-Hinh-3
Vụ xả súng tại Las Vegas, Mỹ, đã khiến hơn 500 người thương vong. Ảnh: Getty Images. 
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi sử dụng mọi biện pháp chống khủng bốTổng thống Trump cũng đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh với công dân của 6 nước: Chad, Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen. Theo ông chủ Nhà Trắng, lệnh cấm này là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc khủng bố từ những phần tử Hồi giáo cực đoan quá khích.
Mời độc giả xem video: Vụ xả súng tại hộp đêm ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm 2017 (Nguồn: Al Jazeera)
Tuy nhiên, mối lo ngại về các cuộc tấn công khủng bố trên thế giới trong năm 2018 vẫn hiện hữu trong bối cảnh phiến quân IS đang bị đánh bại tại khu vực Trung Đông.
The Sun dẫn lời Đại tá Mỹ Ryan Dillon ngày 5/12 cho biết, ít nhất 26.000 chiến binh thánh chiến IS đang nhởn nhơ bên ngoài các vùng xung đột, làm dấy lên mối lo ngại rằng chúng có thể tiến hành các cuộc tấn công kiểu sói đơn độc ở Châu Âu, Mỹ hay toàn cầu.

Đột nhập trại huấn luyện của phiến quân IS ngay trong Afghanistan

(Kiến Thức) - Truyền thông của phiến quân IS mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cảnh hàng chục tay súng khủng bố trải qua đợt huấn luyện khắc nghiệt vào mùa đông tại Afghanistan.

Theo Al Masdar News ngày 27/12, kênh truyền thông Amaq của phiến quân IS mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc huấn luyện khắc nghiệt trên băng tuyết của nhóm khủng bố này trong một khu rừng ở Afghanistan. Ảnh: AMN.
Theo Al Masdar News ngày 27/12, kênh truyền thông Amaq của phiến quân IS mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc huấn luyện khắc nghiệt trên băng tuyết của nhóm khủng bố này trong một khu rừng ở Afghanistan. Ảnh: AMN.

Trong những bức ảnh có thể thấy, các chiến binh đã “tốt nghiệp” Trung tâm Đào tạo Abu Umar al-Shishani sử dụng súng trường tấn công và bệ phóng rocket trong lúc tham gia tập luyện. Ảnh: AMN.
Trong những bức ảnh có thể thấy, các chiến binh đã “tốt nghiệp” Trung tâm Đào tạo Abu Umar al-Shishani sử dụng súng trường tấn công và bệ phóng rocket trong lúc tham gia tập luyện. Ảnh: AMN.

Tuy nhiên, kênh Amaq không nêu cụ thể địa điểm diễn ra cuộc huấn luyện của IS, tuy nhiên, theo AMN, các chiến binh khủng bố này có thể đang hoạt động bên ngoài tỉnh Kumar, phía đông bắc Afghanistan. Ảnh: AMN.
Tuy nhiên, kênh Amaq không nêu cụ thể địa điểm diễn ra cuộc huấn luyện của IS, tuy nhiên, theo AMN, các chiến binh khủng bố này có thể đang hoạt động bên ngoài tỉnh Kumar, phía đông bắc Afghanistan. Ảnh: AMN.

Nguồn tin cho hay, nhóm IS đang huấn luyện các tay súng khủng bố để chuẩn bị cho các cuộc tấn công sắp tới nhằm vào lực lượng chính phủ (Afghanistan). Ảnh: AMN.
 Nguồn tin cho hay, nhóm IS đang huấn luyện các tay súng khủng bố để chuẩn bị cho các cuộc tấn công sắp tới nhằm vào lực lượng chính phủ (Afghanistan). Ảnh: AMN.

Các tay súng IS cầm theo cờ của nhóm khủng bố này khi tham gia tập luyện. Ảnh: AMN.
 Các tay súng IS cầm theo cờ của nhóm khủng bố này khi tham gia tập luyện. Ảnh: AMN.

Hàng chục tay súng IS "khoe" kỹ năng chiến đấu trên nền tuyết trắng xóa. Ảnh: AMN.
Hàng chục tay súng IS "khoe" kỹ năng chiến đấu trên nền tuyết trắng xóa. Ảnh: AMN.

Những bức ảnh được IS tung ra chỉ vài ngày sau khi ông Zamir Kabulov, đặc phái viên kiêm người đứng đầu Vụ Trung Đông thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ngày 23/12 cảnh báo hiện có khoảng 10.000 tay súng IS ở Afghanistan và đó thực sự là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Ảnh: AMN.
 Những bức ảnh được IS tung ra chỉ vài ngày sau khi ông Zamir Kabulov, đặc phái viên kiêm người đứng đầu Vụ Trung Đông thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ngày 23/12 cảnh báo hiện có khoảng 10.000 tay súng IS ở Afghanistan và đó thực sự là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Ảnh: AMN.

Theo ông Zamir, nhiều chiến binh IS đã tháo chạy khỏi Syria-Iraq đến Afghanistan và đây thực sự là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Ảnh: AMN.
 Theo ông Zamir, nhiều chiến binh IS đã tháo chạy khỏi Syria-Iraq đến Afghanistan và đây thực sự là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Ảnh: AMN.

Nguồn tin cho hay, đa số lực lượng IS tại Afghanistan tập trung gần khu vực biên giới với Tajikistan và Turkmenistan, làm dấy lên mối lo ngại đối với an ninh của nước Nga. Ảnh: AMN.
 Nguồn tin cho hay, đa số lực lượng IS tại Afghanistan tập trung gần khu vực biên giới với Tajikistan và Turkmenistan, làm dấy lên mối lo ngại đối với an ninh của nước Nga. Ảnh: AMN.
Mời độc giả xem video: Quân đội Syria tấn công ở Aleppo (Nguồn: FNA)

Những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới năm 2017

(Kiến Thức) - Khá bất ngờ khi năm nay, Nhật Bản không còn là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới do Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới bình chọn.

Theo Business Insider, Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã cho công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2017. Trong đó, người dân ở Hồng Kông (Trung Quốc) có tuổi thọ trung bình cao nhất (84,3 tuổi). Ảnh: BI.
 Theo Business Insider, Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã cho công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2017. Trong đó, người dân ở Hồng Kông (Trung Quốc) có tuổi thọ trung bình cao nhất (84,3 tuổi). Ảnh: BI.

Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83,8 tuổi, đứng ở vị trí thứ hai. Theo số liệu của WEF, các quốc gia có tuổi thọ cao nhất năm 2017 hầu hết tập trung ở Châu Á và Châu Âu, trong khi những nước ở Châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất. Ảnh: BI.
Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83,8 tuổi, đứng ở vị trí thứ hai. Theo số liệu của WEF, các quốc gia có tuổi thọ cao nhất năm 2017 hầu hết tập trung ở Châu Á và Châu Âu, trong khi những nước ở Châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất. Ảnh: BI.

Người dân Italy cũng có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới. Trung bình, họ sống đến 83,5 tuổi. Ảnh: BI.
Người dân Italy cũng có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới. Trung bình, họ sống đến 83,5 tuổi. Ảnh: BI.

Tuổi thọ trung bình của người dân Tây Ban Nha là 83,4 tuổi. Ảnh: BI.
Tuổi thọ trung bình của người dân Tây Ban Nha là 83,4 tuổi. Ảnh: BI.

Thụy Sĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và mức sống cao. Tuổi thọ trung bình của người dân quốc gia Châu Âu này lên tới 83,2 tuổi. Ảnh: BI.
 Thụy Sĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và mức sống cao. Tuổi thọ trung bình của người dân quốc gia Châu Âu này lên tới 83,2 tuổi. Ảnh: BI.

Quốc gia có tuổi thọ cao khác trong danh sách này là Iceland, với tuổi thọ trung bình là 82,9 tuổi. Ảnh: BI.
 Quốc gia có tuổi thọ cao khác trong danh sách này là Iceland, với tuổi thọ trung bình là 82,9 tuổi. Ảnh: BI.

Trung bình người dân Pháp sống đến 82,7 tuổi. Ảnh: BI.
 Trung bình người dân Pháp sống đến 82,7 tuổi. Ảnh: BI.

Thụy Điển và Singapore cùng đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách những nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở hai quốc gia này là 82,6 tuổi. Ảnh: BI.
 Thụy Điển và Singapore cùng đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách những nước có tuổi thọ cao trên thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân ở hai quốc gia này là 82,6 tuổi. Ảnh: BI.

Cuộc sống ở Australia khá dễ chịu. Trung bình, người dân quốc gia này sống đến 82,5 tuổi. Ảnh: BI.
Cuộc sống ở Australia khá dễ chịu. Trung bình, người dân quốc gia này sống đến 82,5 tuổi. Ảnh: BI.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Luxembourg đều có tuổi thọ trung bình năm 2017 là 82,2 tuổi. Ảnh: Lính Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, ngày 28/1/2016. Ảnh: BI.
Trong khi đó, Hàn Quốc và Luxembourg đều có tuổi thọ trung bình năm 2017 là 82,2 tuổi. Ảnh: Lính Thủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận mùa đông ở Pyeongchang, Hàn Quốc, ngày 28/1/2016. Ảnh: BI.