Thấy gì qua cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đắt nhất lịch sử nước Mỹ

Chi phí cho cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ vào ngày 6/11 tới đã đạt mức cao kỷ lục 4,7 tỉ USD và còn đang hướng tới con số trên 5,2 tỉ USD.

Chi phí cho cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ vào 6/11 tới, được chi trả bởi các đảng phái chính trị, các ứng cử viên và các tổ chức như PAC (Ủy ban Hành động Chính trị) hay những tổ chức phi lợi nhuận, đã đạt mức cao kỷ lục 4,7 tỉ USD và còn đang hướng tới con số trên 5,2 tỉ USD.
Con số trên được đưa ra trong báo cáo mới công bố của Trung tâm Phản hồi Chính trị (CRP). Theo đó, đảng Dân chủ chi tiêu khoảng 2,5 tỉ USD, đảng Cộng hòa chi tổng cộng khoảng 2,2 tỉ USD.
Thay gi qua cuoc bau cu giua nhiem ky dat nhat lich su nuoc My
 Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia các cuộc vận động tranh cử cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa. Ảnh: AP
“Tầm quan trọng của cuộc bầu cử này đã rõ ràng”, Giám đốc điều hành CRP Sheila Krumholz viết trong bản thông cáo báo chí. “Nhưng dù là một làn sóng xanh (đảng Dân chủ) hay làn sóng đỏ (đảng Cộng hòa), có một điều chắc chắn: Một làn sóng tiền bạc đang cuộn dâng tới Ngày Bầu cử, đa số đến từ những người ủng hộ giàu có đang nhắm mục tiêu tới cuộc chay đua khốc liệt nhất của năm”.
Để so sánh, không một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ nào trong lịch sử có mức chi phí vượt quá 4,2 tỉ USD, kể cả sau khi đã tính tới lạm phát. Cuộc bầu cử năm 2014, thời điểm đó từng là tốn kém nhất trong lịch sử, có chi phí khoảng 3,8 tỉ USD.
Theo báo cáo của CRP, hoạt động gây quỹ của đảng Dân chủ đã tăng mạnh trong năm nay, khi các ứng viên chạy đua vào Hạ viện huy động được trên 951 triệu USD và các ứng viện tranh cử Thượng viện gây quỹ được 513 triệu USD. Bên phe Cộng hòa, lần lượt là 637 triệu USD với Hạ viện và 361 triệu USD với nhóm Thượng viện.
Phe Dân chủ cũng đang vượt đối thủ Cộng hòa về hoạt động gây quỹ. Phụ nữ là giới rót tiền mạnh cho quỹ của đảng Dân chủ, với 308 triệu USD, trong khi họ chỉ dành 90 triệu USD cho đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump.
Thay gi qua cuoc bau cu giua nhiem ky dat nhat lich su nuoc My-Hinh-2
Khẩu hiệu kêu gọi bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trên đường phố Mỹ. Ảnh: Reuters 
Những người ủng hộ nhỏ cũng giúp tăng mạnh quỹ cho đảng Dân chủ: Có khoảng 16% số lượt hiến quỹ có trị giá ít nhất 200 USD cho đảng Dân chủ, trong khi tỉ lệ này bên phe Cộng hòa là 8%.
Ông trùm sòng bài Sheldon Adelson và vợ Miriam Adelson dẫn đầu những "mạnh thường quân" trong cuộc tranh cử năm 2018. Họ đóng góp tới 113 triệu USD cho các ứng viên Cộng hòa. Tỉ phú Tom Steyer và vợ Kat Taylor xếp thứ hai, với các khoản đóng góp tới 51 triệu USD cho các ứng viên Dân chủ. Cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg, tháng trước cũng quyên góp trên 47 triệu USD cho siêu PAC ủng hộ đảng Dân chủ.
Thay gi qua cuoc bau cu giua nhiem ky dat nhat lich su nuoc My-Hinh-3
Ông Trump và ứng cử viên Cộng hòa chạy đua vào Thượng viện Matt Rosendale trong một buổi vận động ở Great Falls, Montana. Ảnh: Getty Images 
Tom Steyer, một tỉ phú đầu tư từng kêu gọi luận tội Tổng thống Trump, thì góp trên 9 triệu USD cho các ứng viên Dân chủ.
Cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra tại Mỹ sẽ quyết định 35/100 ghế tại Thượng viện và toàn bộ 435 ghế Hạ viện. Thắng lợi hay thất bại của đảng Cộng hòa tại cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng lớn tới chương trình nghị sự hành pháp của Tổng thống Trump.
Trong số 35/100 ghế Thượng viện bầu lại lần này, 26 ghế hiện do phe Dân chủ nắm (tính cả 2 ghế độc lập thân Dân chủ) và 9 ghế của phe Cộng hòa. Tại Thượng viện, Đảng Cộng hòa đang kiểm soát 51 ghế, Dân chủ kiểm soát 47 ghế Dân chủ và 2 ghế độc lập. Điều này có nghĩa, để giành quyền kiểm soát Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm, phe Dân chủ phải bảo toàn số ghế đang có và giành thêm ít nhất 2 ghế từ tay đối thủ Cộng hòa.
Tại Hạ viện, những người Dân chủ cần thêm 23 ghế để giành quyền kiểm soát. Nếu viễn cảnh này xảy ra, một quốc hội do phe Dân chủ kiểm soát sẽ bác kinh phí cho dự án xây bức tường biên giới với Mexico, ngăn cản chính phủ cắt giảm thêm thuế và chặn đứng nỗ lực của Tổng thống Trump hủy bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (Obamacare). Thậm chí, nếu kiểm soát Hạ viện, phe Dân chủ có thể tìm cách kích hoạt các điều khoản về luận tội hòng "lật đổ" Tổng thống.

Ai sẽ trở thành nữ Thống đốc gốc Phi đầu tiên của Mỹ?

(Kiến Thức) - Bà Stacey Abrams được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới và trở thành nữ thống đốc đầu tiên của bang Georgia. Nếu thành sự thật, bà cũng sẽ là nữ thống đốc gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?
 Theo hãng thông tấn Reuters, bà Stacey, ứng viên chức thống đốc bang Georgia của Đảng Dân chủ Mỹ, đang tích cực vận động cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào ngày 6/11. Ảnh: Reuters.

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-2
Nữ chính trị gia Abrams là người phụ nữ Dân chủ đầu tiên được đảng này cử ra ứng thí trong lịch sử tranh cử ghế Thống đốc Georgia. Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-3
Nếu trúng cử, bà Stacey Abrams sẽ trở thành nữ thống đốc đầu tiên của bang Georgia và cũng là nữ thống đốc người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử "xứ cờ hoa". Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-4
Bà Stacey Abrams, sinh ngày 9/12/1973 tại Madison, bang Wisconsin, trong gia đình có 6 anh chị em. Năm 1995, bà tốt nghiệp trường Spelman với tấm bằng Cử nhân liên ngành (Khoa học Chính trị - Kinh tế - Xã hội). Bà từng thực tập tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-5
 Sau khi nhận được học bổng Harry S. Truman, bà Abrams theo học ngành Chính sách công tại trường Đại học Texas và lấy bằng Thạc sĩ năm 1998. Năm 1999, bà nhận bằng Tiến sĩ Luật của trường Luật Yale. Ảnh: CNN. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-6
 Sau khi tốt nghiệp trường luật, bà Abrams làm việc cho Công ty luật Sutherland Asbill & Brennan ở Atlanta. Năm 2010, trong khi là một thành viên của Đại hội đồng Georgia, bà Abrams cũng đồng sáng lập công ty tài chính NOW và giữ chức Phó Chủ tịch. Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-7
Bà cũng là người đồng sáng lập Công ty Nourish chuyên về đồ uống cho trẻ nhỏ và là giám đốc điều hành của Công ty tư vấn pháp lý Sage Works. Ảnh: wsj.com 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-8
 Năm 2002, ở tuổi 29, bà Abrams đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng Chướng lý Atlanta. Ảnh: AP.

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-9
 Những người ủng hộ hô vang tên bà Stacey Abrams khi lắng nghe bài phát biểu của bà tại Valdosta ngày 24/10. Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-10
Bà Abrams chụp ảnh "tự sướng" với mọi người tại nhà hát Morton ở Athens ngày 26/10. Ảnh: Reuters. Ảnh: Reuters. 

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-11
 Một người ủng hộ bà Abrams lắng nghe khi bà phát biểu trước đám đông ở Columbus ngày 25/10. Ảnh: Reuters.

Ai se tro thanh nu Thong doc goc Phi dau tien cua My?-Hinh-12
Một người ủng hộ mặc chiếc áo với dòng chữ "Làm nên lịch sử" ở sau lưng khi lắng nghe bà Abrams phát biểu tại Conyers ngày 26/10. Ảnh: Reuters. 

Bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ: Đảng Cộng hòa chỉ có 66% cơ hội

(Kiến Thức) - Vài ngày trước khi cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ diễn ra, Tiến sĩ Shaun Ratcilff đến từ trường Đại học Sydney (Australia) cho biết khó có thể dự đoán trước về kết quả của cuộc bầu cử này.

Như thường lệ, khi các Tổng thống Mỹ hoàn thành nửa nhiệm kỳ của họ, cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ lại diễn ra vào Thứ Ba tuần thứ 2 của tháng 11. Và năm nay, cuộc bầu cử này rơi vào ngày 6/11. Đây là cuộc bầu cử quan trọng mà cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều coi là cuộc trưng cầu ý dân đối với đương kim Tổng thống Trump và hai năm đầu cầm quyền của ông.
Bau cu My giua nhiem ky: Dang Cong hoa chi co 66% co hoi
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:  Cincinnati Enquirer.