Thầy cô và học trò dùng chung nhà vệ sinh là "tối kiến"

Việc nhà vệ sinh ở trường học của giáo viên sạch, còn của học sinh bốc mùi hôi thối khiến nhiều người đề nghị thầy cô nên "đi chung" với các em để cải thiện tình trạng này.

TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng trường dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - khẳng định việc giáo viên và học trò dùng chung nhà vệ sinh ở trường học không phải là sáng kiến mà là "tối kiến".
TS Tùng Lâm phân tích về nguyên tắc, giáo viên sẽ có nhà vệ sinh riêng và học sinh cũng phải có khu riêng giữa nam và nữ.
Thầy trò ra vào nhà vệ sinh cùng nhau sẽ không tốt
“Nếu đi chung thì hình ảnh của người giáo viên sẽ khác trong mắt học sinh. Thầy trò ra vào nhà vệ sinh cùng nhau sẽ không tốt”, TS Lâm nhận định.
Ông cũng cho rằng việc dùng chung WC có thể khiến nhà vệ sinh cho học sinh bớt bẩn, song nhiều em lại cố “nhịn” vì ngại va chạm với thầy cô mà không dám đi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thay co va hoc tro dung chung nha ve sinh la
TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng trường dân lập Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). 
“Đây là điều không nên làm”, TS Lâm cho ý kiến. Ông cũng chỉ ra rằng để cải thiện tình trạng nhà vệ sinh bẩn, trước hết, các trường nên thuê lao công thu dọn sau mỗi tiết học.
“Nhà trường hay hiệu trưởng phải coi giữ nhà vệ sinh sạch sẽ là việc không hề nhỏ, yêu cầu tối thiểu đối với mỗi trường”, TS Lâm nói.
Bên cạnh việc dọn dẹp thường xuyên, đặt các khẩu hiệu giữ gìn toilet cũng là cách thay đổi ý thức của học sinh.
“Học sinh trường nào cũng có em nghịch, chúng ta nên đặt những khẩu hiệu như 'Bảo vệ của công là người có văn hóa' để tác động đến ý thức của các em trong việc giữ gìn vệ sinh chung”, TS Lâm chia sẻ.
Hai nhà vệ sinh gánh cả 600 học sinh: Quá tải?
Thầy Lê Thảo - giáo viên dạy Toán của một trường ở Hà Nội - cho rằng không thể ghép chung nhà vệ sinh của học trò và giáo viên. Bởi lẽ, nhiều thầy cô không thoải mái khi đi chung với học sinh vì các em sẽ nhìn mình hoặc chính học sinh cũng e ngại khi đi cùng với giáo viên.
“Việc bố trí chung không làm cải thiện chất lượng nhà vệ sinh mà còn khiến cả thầy cô và học sinh đều khó xử. Nếu đi chung, học sinh có khi còn không dám đi, buồn thì cũng phải nhịn”, thầy Thảo nhận định.
Thầy giáo cũng cho rằng chuyện vệ sinh của học trò chưa bao giờ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà vệ sinh của giáo viên được quan tâm nên sạch hơn, còn của học sinh thì luôn đông, quá tải dẫn đến hôi hám.
Thay co va hoc tro dung chung nha ve sinh la
 Nhà vệ sinh dành cho học trò ở một số trường luôn bẩn, bốc mùi.
“Mấu chốt của vấn đề này là sự quan tâm của ban giám hiệu. Cứ để bẩn, học sinh nhịn đi.
Về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các em. Nếu không được quan tâm, một nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho vẫn còn trong mơ ước”, thầy Thảo nhận định.
Bên cạnh đó, thầy nhận định rằng đối với các trường ở Hà Nội, học sinh nhiều, nhà vệ sinh ít nên mới có tình trạng này.
"Trường tôi dạy có 2 nhà vệ sinh, một tầng có tới gần 300 em. Như vậy thực tế so với nhu cầu sẽ quá tải. Dù lao công dọn dẹp thường xuyên, toilet vẫn bốc mùi”, thầy Thảo cho biết.
Tuy nhiên, thầy cũng thừa nhận việc có nhiều nhà vệ sinh hơn thì tốt, song không phải trường nào cũng có kinh phí để xây và cải tạo, nhất là các trường công lập.
Do đó, việc học trò giữ được vệ sinh chung là điều quan trọng. Nhưng thực tế, nhiều em nghịch ngợm còn ném đủ thứ bẩn thỉu vào bồn cầu.

Những cái bẫy trên vỉa hè đe dọa người đi bộ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội tồn tại tình trạng dây cáp nằm ngổn ngang dưới đất, vật liệu xây dựng chất đống, "hố tử thần"... đe dọa, cản trở người đi bộ.

Anh: Nhung cai bay tren via he de doa nguoi di bo o Ha Noi
 Sau gần một tháng ra quân lập lại trật tự đô thị, các lực lượng chức năng Hà Nội đã chấn chỉnh, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm để giành lại vỉa hè. Ở một số nơi, vỉa hè dành cho người đi bộ đã được trả lại rất thoáng đãng. Tuy nhiên, hiện nay, ghi nhận của PV Kiến Thức, trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) vẫn còn tồn tại tình trạng dây cáp nằm ngổn ngang, chắn lối đi bộ của người dân trên vỉa hè.

Giám đốc sở kêu oan, chủ tịch tỉnh giật mình

Trường nổi tiếng vì có nhiều… nhà vệ sinh

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, từ đầu năm 2010 đến nay có 24 công trình nhà vệ sinh kèm hệ thống cấp nước được xây dựng ở các trường trên toàn tỉnh với số vốn tổng cộng 12,2 tỉ đồng. Cao nhất là nhà vệ sinh trường Tiểu học Bình Chánh (Bình Sơn) 749 triệu đồng, Trường THPT Vạn Tường hơn 688 triệu đồng, Trường THPT Phạm Kiệt 632 triệu đồng… 

Trường Long Sơn (huyện Minh Long) là một trong 24 trường được Sở GD-ĐT Quảng Ngãi xây dựng nhà vệ sinh theo Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với số tiền 598 triệu đồng.  

Nhà vệ sinh được thông tin là xây dựng hết 598 triệu ở trường Tiểu học Long Sơn.
 Nhà vệ sinh được thông tin là xây dựng hết 598 triệu ở trường Tiểu học Long Sơn.

Tại trường tiểu học Long Sơn, nhà vệ sinh được chia 2 khu nam và nữ. Bên trong nhà tiểu nam có bồn rửa tay và bệ tiểu được xây gạch nối dài dùng chung cho các em học sinh, còn bên nhà tiểu nữ cũng không có bệ tiểu, vách ngăn mà chỉ được lát một lớp gạch cao hơn sàn khoảng 10cm dùng chung cho các học sinh... Nằm sát bên nhà vệ sinh này là khu nhà vệ sinh cũ có diện tích khoảng 40m2 vẫn đang sử dụng tốt. 

“Toàn trường có 375 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 theo học nhưng có 3 nhà vệ sinh. Một cái đầu tư 950 triệu đồng (cộng thêm việc xây dựng phòng học khoảng 50m2), một cái 598 triệu đồng, còn một cái cũ không nói… Ai tới đây cũng nói đây là trường có nhiều nhà vệ sinh nhất tỉnh”, ông Võ Chí Tư, Phó hiệu trưởng nhà trường thẳng thắn chia sẻ.

Tại Trường tiểu học Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, bên cạnh nhà vệ sinh cũ là nhà vệ sinh mới được xây dựng với số tiền gần 600 triệu đồng. Cũng giống như nhà vệ sinh trường tiểu học Long Sơn, bên trong khá sơ sài, không có vách ngăn, không có bệ tiểu riêng mà được dùng chung. 

Tại Trường tiểu học Năng An, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, bên cạnh khu nhà vệ sinh vừa được đầu tư với kinh phí 721 triệu đồng là cảnh những phòng học đã phủ rêu, nhiều phòng học trống hoác vì cửa đã hư hỏng. Bên trong bàn ghế, cột chèo siêu vẹo…

Nhà vệ sinh trường Tiểu học Năng An.
 Nhà vệ sinh trường Tiểu học Năng An.

Cách đó không xa, công trình nhà vệ sinh trường tiểu học Đức Thắng (huyện Mộ Đức) dù mới được đầu tư 560 triệu đồng nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng vì chưa hoàn chỉnh hệ thống nước. Bên trong nhà vệ sinh cũng được làm hết sức sơ sài, không có bệ tiểu riêng, phải sử dụng bệ tiểu chung được làm hết sức đơn giản.

Xây nhà vệ sinh chỉ hơn... 200 triệu đồng?

Xung quanh sự viêc trên, ông Thái Văn Đồng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, thông tin "nhà vệ sinh hơn nửa tỷ" là chưa chính xác, thậm chí oan cho tỉnh.

Ông Thái Văn Đồng - Giám đốc Sở GD-DT tỉnh Quảng Ngãi.
 Ông Thái Văn Đồng - Giám đốc Sở GD-DT tỉnh Quảng Ngãi.

“Giếng ở miền núi, hệ thống ống nước, bể nước tất cả dự toán là 600, thực tế là hơn 500 triệu, còn lời của Hiệu trưởng nói là chưa đúng, ông ấy chỉ lo dạy học chứ chuyện xây dựng thì không biết được. Báo chí nói sao chúng tôi không biết, nhưng tôi khẳng định là không có chuyện đó. Chúng tôi sẽ báo cáo lại với HĐND, UBND, Bộ GD-ĐT, các cấp quản lí vì chúng tôi bị oan”, ông Đồng khẳng định.

Trao đổi của phóng viên, ông Cao Khoa – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: Khi nghe tới số tiền lớn như vậy mà để xây nguyên một nhà vệ sinh thì cá nhân ông cảm thấy bất ngờ và giật mình. Nhưng xét cụ thể, đây là một khu quần thể chứ không phải riêng một nhà vệ sinh. 

Theo ông Khoa, những công trình vệ sinh trong các trường học tại huyện Minh Long không chỉ có nguyên hạng mục công trình vệ sinh, mà trong đó còn có cả xây dựng đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước vì những nơi đó là miền núi. Riêng công trình nhà vệ sinh chỉ tốn khoảng hơn 200 triệu, còn lại những hạng mục khác cộng lại mới có số tiền vài trăm triệu như báo chí nêu..