Thật như đùa, S-400 sẽ gia nhập hệ thống phòng thủ chung NATO

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các thành viên NATO căng thẳng do mối quan hệ giữa nước này với Nga, đặc biệt là thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400.

Nói về mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như căng thẳng gần đây giữa Ankara và NATO, cựu nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Safi nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện cách tiếp cận cân bằng trong các vấn đề này.
Theo ông Safi, trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Ankara và các thành viên khác trong NATO, đặc biệt là Washington, đã leo thang liên quan tới một loạt bất đồng chính trị, trong đó có việc Mỹ ủng hộ Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG). Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) – lực lượng mà nước này coi là một tổ chức khủng bố.
Việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga khiến quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO căng thẳng. Ảnh: Sputnik
Việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga khiến quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO căng thẳng. Ảnh: Sputnik 
Nói về mối quan hệ căng thẳng của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO, ông Ismail Safi, người đứng đầu tổ chức GUVSAM có trụ sở ở Istanbul, nhắc lại rằng, “Thổ Nhĩ Kỳ đã là một phần của NATO suốt 50 năm, nhưng trong giai đoạn này, Thổ Nhĩ Kỳ không nhận được bất cứ sự ủng hộ thực tế nào từ các đồng minh trong NATO”.
Ông Safi cũng cho rằng, việc các đồng minh trong NATO của Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ mạnh mẽ YPG là điều không thể chấp nhận được đối với cả chính quyền cũng như người dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối tháng 6, Wess Mitchell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề châu Âu và Á Âu, cảnh báo rằng, Mỹ có thể sẽ không bàn giao máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Nói về lợi ích của Ankara trong dự án F-35, ông nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tìm kiếm các cơ hội mới để đảm bảo việc phát triển năng lực quốc phòng. Thỏa thuận mua hệ thống S-400 của Nga cũng là một trong những cơ hội mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
“S-400 là dự án có thể hỗ trợ hệ thống phòng thủ chung của một nước thành viên NATO, và nó cũng có thể bảo vệ lợi ích của các đồng minh NATO. Đây là quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này”, ông Safi nói.
Ông cũng nói một cách thẳng thắn rằng, “Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở tiền tuyến trong cuộc đối đầu giữa Đông và Tây, Ankara sẽ không bao giờ đồng ý trở thành một “hiến binh phương Tây”.
“Thổ Nhĩ Kỳ trung lập với cả Đông và Tây. Nếu Ankara bắt đầu hợp tác chặt chẽ với một trong các bên, đó sẽ là một sai lầm lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ cần phát triển các mối quan hệ gần gũi về quân sự, kinh tế, xã hội với Nga, Trung Quốc và Iran, trong khi đó vẫn không “quay lưng với phương Tây”, ông Safi nhấn mạnh.
Ông Safi cảnh báo có nhiều “thế lực” đang không hài lòng về sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ Nga-Thổ Nĩ Kỳ và sẽ cố để cản trở mối quan hệ này. “Đây là lý do vì sao chúng ta cần phải thận trọng và hành động một cách hợp lý để duy trì tốt hơn các mối quan hệ ở cấp cao nhưng vẫn hợp lý”.
Ông cũng nói thêm rằng, nhờ sự hợp tác với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đảm bảo được lợi ích của mình trên lãnh thổ Syria. “Nga cũng giành được cơ hội đẩy mạnh vị thế ở Syria. Tôi tin rằng, mối quan hệ hợp tác song phương này sẽ hữu ích và có lợi cho cả 2 bên trong tương lai”.

Bất ngờ khả năng chiến đấu của súng cối 100mm VN

(Kiến Thức) - Ngay cả trong chiến tranh hiện đại, vai trò của pháo cối trên chiến trường gần như không thay đổi khi đây là loại hỏa lực tầm gần hiệu quả và đáng tin cậy nhất từ cấp đại đội.

Bat ngo kha nang chien dau cua sung coi 100mm VN
 Trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay mà rõ hơn là Lục quân Việt Nam, các loại pháo cối thường được biên chế từ cấp đại đội trở lên trong đó có các loại cối 60mm, 82mm và 100mm... Trong đó có hỏa lực mạnh nhất và có tầm bắn xa nhất là cối 100mm. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.

Trung Quốc nhận đơn vị tên lửa S-400 đầu tiên từ Nga

(Kiến Thức) - Hai con tàu chở các bộ phận cấu thành tổ hợp tên lửa  phòng không S-400 của Nga đã tới Trung Quốc. Được biết, Bắc Kinh là khách hàng nước ngoài đầu tiên được Nga chuyển giao tổ hợp phòng không tiên tiến này..

Theo hãng thông tấn TASS, hai con tàu chở các bộ phận cấu thành của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga đã tới Trung Quốc. Số trang thiết bị còn thiếu do bị hư hại khi được vận chuyển bằng tàu thứ ba trước đó sẽ được chuyển tới cho khách hàng vào mùa hè này.
“Lô hàng đầu tiên của tổ hợp phòng không S-400, bao gồm một trạm chỉ huy, trạm radar, bệ phóng, thiết bị năng lượng và một số bộ phận khác, đã được vận chuyển từ cảng Ust-Lug, vùng Leningrad, tới Trung Quốc theo đúng thời hạn trong hợp đồng. Thiết bị còn thiếu sẽ được bàn giao nốt cho khách hàng vào mùa hè này”, nguồn tin cho biết.