Thạc sĩ bị chê khùng vì bỏ phố về quê... thu nhập chục tỷ

Từng tốt nghiệp đại học hàng đầu, du học nước ngoài, cô gái trẻ này khiến nhiều người ngỡ ngàng khi quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp ở vùng nông thôn.

Thạch Yên vốn là một thạc sĩ tốt nghiệp từ Thanh Hoa - trường đại học top đầu ở Trung Quốc. Cô nàng là dân thành thị chính gốc nên trước khi lên đại học, Thạch Yên chưa từng được đặt chân về vùng nông thôn. Cô chỉ biết đến các vùng quê qua những câu chuyện kể thú vị của bố mẹ. Chính niềm yêu thích đặc biệt với nông thôn đã khiến cô nàng quyết định chọn Đại học Nông nghiệp Hà Bắc, với chuyên ngành là nghiên cứu và kiến thức cây trồng.

Thac si bi che khung vi bo pho ve que... thu nhap chuc ty

Tại trường đại học, Thạch yên may mắn được gặp gỡ giáo viên hướng dẫn Ôn Thiết Sinh - chuyên gia về “tam nông” (khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn). Dưới sự dẫn dắt của thầy giáo, Thạch Yên đã được “chu du” hơn 70 thôn làng ở Trung Quốc và dần hiểu rõ hiện trạng của nông thôn nước này. Sau đó, cô nàng đã quyết định học lên thạc sĩ ở Thanh Hoa, sau đó sang Mỹ du học.

Thac si bi che khung vi bo pho ve que... thu nhap chuc ty-Hinh-2

Nhờ vậy, cô nàng học được 1 mô hình vận hành nông trại mới ở Mỹ - CSA. Mô hình này nhấn mạnh tính hữu cơ và bảo vệ môi trường, không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… hay tất cả các loại thuốc có hại đến sự phát triển bình thường của cây trồng. Cô nàng cũng được tiếp xúc với những nông cụ và các loại cây trồng mới lạ.

Sau khi về nước, Thạch Yên đã mở nông trại theo mô hình CSA đầu tiên ở Trung Quốc. Quyết định bỏ “mác” thành thị và trở thành nông dân chính hiệu của cô nàng khiến gia đình, bạn bè cảm thấy vô cùng khó hiểu. Các nông dân địa phương cũng cho rằng cô “dở dở ương ương” nên mới chọn nghề nông cực nhọc. Điều may mắn là bạn trai cô nàng luôn ở bên ủng hộ, thậm chí từ bỏ luôn công việc ổn định ở thành phố để về làng sống.

Thac si bi che khung vi bo pho ve que... thu nhap chuc ty-Hinh-3

Dần dần, mô hình CSA của Thạch Yên đã bắt đầu được nông dân đón nhận.

Với mô hình này, người tiêu dùng sẽ trả tiền trước cho nông dân để họ yên tâm trồng trọt trong vòng 1 năm sau đó. Đồng thời, Thạch Yên cũng nhấn mạnh việc giảm các loại thuốc hóa học để giảm thiểu ô nhiễm đất.

Nông trại của nàng thạc sĩ trẻ còn nuôi thêm heo, phân heo được dùng làm chất bón cho cây trồng. Thành phẩm hữu cơ rất chất lượng, tuy nhiên hình dáng lại không được đẹp mắt, giá cao nên người tiêu dùng không lựa chọn. Tuy nhiên Thạch Yên cho rằng, để thay đổi những quan niệm trồng trọt cũ cần phải có thời gian, điều quan trọng nhất là phải nhẫn nại. Và quả thực đúng như cô nàng nhận định, số thành viên của nông trại CSA đã tăng vọt, từ 50 khách ban đầu nay đã tăng lên tới hơn 1.000 người, thu nhập hàng năm vượt hơn 8 triệu NDT (khoảng 27,2 tỷ đồng).


Công bố hình ảnh về nơi sâu nhất vũ trụ từng được biết tới

Mới đây, NASA đã công bố hình ảnh về nơi sâu nhất vũ trụ từng được biết tới do kính thiên văn James Webb ghi lại.

Theo Reuters, trong ngày 11/7 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden đã chia sẻ hình ảnh về nơi sâu nhất vũ trụ mà con người từng biết tới, được chụp bởi kính thiên văn không gian James Webb của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Hình ảnh đầy màu sắc này đã thể hiện đầy đủ khả năng của kính thiên văn này, cũng như củng cố quan hệ hợp tác giữa NASA với ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và CSA - Cơ quan Vũ trụ Canada).

"Bức ảnh rực rỡ về vũ trụ này nhắc nhở chúng ta rằng nước Mỹ có thể tạo nên những kỳ tích. Nhắc nhở những trẻ em Mỹ rằng, không có biên giới nào nằm ngoài khả năng của chúng ta. Chúng ta có thể thấy những nơi chưa từng thấy, chúng ta có thể đến những nơi chưa ai từng đặt chân tới", Tổng thống Biden phát biểu.

Cong bo hinh anh ve noi sau nhat vu tru tung duoc biet toi

Hình ảnh cụm Thiên hà SMACS 0723 do kính thiên văn James Webb chụp lại. Ảnh: NASA

Hình ảnh đầy đủ màu sắc đầu tiên do kính thiên văn James Webb ghi lại được đặt tên là Webb’s First Deep Field, ghi lại cụm Thiên hà SMACS 0723 - nơi sâu nhất của vũ trụ mà con người biết tới ở hiện tại. Nhờ công nghệ Máy ảnh hồng ngoại gần (NIRCam), NASA đã lần đầu tiên có thể giới thiệu trước công chúng hàng nghìn thiên hà, bao gồm cả những vật thể mờ nhạt nhất. Đặc biệt, NIRCam còn mang lại khả năng "nhìn ngược quá khứ" nhờ một hiện tượng được gọi là dịch chuyển đỏ.

Hình ảnh từ kính thiên văn James Webb sẽ giúp các nhà thiên văn học tìm hiểu thêm về khối lượng, tuổi, lịch sử và thành phần của các thiên hà.

Cong bo hinh anh ve noi sau nhat vu tru tung duoc biet toi-Hinh-2

Kính thiên văn không gian James Webb. Ảnh: NASA

"Thành tựu của kính thiên văn James Webb tới từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của NASA cũng như các đối tác tại ESA và CSA. Đây cũng chỉ là khởi đầu cho những gì mà ngành hàng không vũ trụ có thể đem lại cho con người trong tương lai", người phát ngôn của NASA chia sẻ.

Kính thiên văn không gian James Webb được phóng lên quỹ đạo vào ngày 25/12/2021, được thiết kế để thay thế kính viễn vọng Hubble - công cụ mang tính biểu tượng của NASA trong hơn 3 thập kỷ qua. Kính thiên văn này được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc khám phá không gian với khả năng "nhìn ngược quá khứ" để khám phá tất cả các giai đoạn lịch sử của vũ trụ.

James Webb là kết quả của một nỗ lực hợp tác quốc tế lớn với sự tham gia của hàng chục quốc gia, dẫn đầu bởi NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada. Hơn 10.000 người đã làm việc tại dự án đầy tham vọng này, trong khi kinh phí sản xuất kính thiên văn này lên tới 9,66 tỷ USD.


NSND Thanh Hoa nói gì khi Hoàng Hạnh hát "Tàu anh qua núi" dở tệ

Mới đây, tiết mục của Hoàng Hạnh bị đánh giá là thảm hoạ tại phần thi tài năng ở Miss Earth 2019 khi cô hát bài Tàu anh qua núi. Vậy NSND Thanh Hoa - người thể hiện thành công bài hát nói gì về điều này?
 

Cuộc thi Miss Earth - Hoa hậu Trái Đất 2019 đang diễn ra những hoạt động cuối cùng trước khi tìm được chủ nhân chiếc vương miện vào tối ngày 26/10. Mới đây, các thí sinh bước vào phần thi tài năng trước ban giám khảo.
NSND Thanh Hoa noi gi khi Hoang Hanh hat
 Hoàng Hạnh bị chê hát như tra tấn người nghe tại Miss Earth 2019.