Tết đặc biệt ở độ cao 10.000m của tiếp viên hàng không

Đối với tiếp viên hàng không, không ít người đã từng đón cái Tết đặc biệt lơ lửng trên độ cao 10.000 mét.

Trong quan niệm của người Việt, Tết Nguyên đán có ý nghĩa trọn vẹn khi được sống trong không khí họp mặt gia đình và những tiếp viên hàng không, phi công luôn canh cánh trong lòng nỗi niềm mong mỏi đó. Nhưng vì lý do công việc, ngày Tết đặc biệt lại là lúc họ bận rộn nhất.
Với họ, hầu hết các ngày nghỉ tết, đều có lịch trình bay, lúc thì đến các tỉnh thành khác trong nước, lúc lại bay ra nước ngoài.
Trong khi mọi người náo nức về quê ăn Tết, họ lại xách vali lên đường phục vụ những chuyến bay chở khách về đoàn tụ cùng gia đình.
Tet dac biet o do cao 10.000m cua tiep vien hang khong
 Anh Phạm Hải Hòa (trái).
Anh Phạm Hải Hòa 32 tuổi, tiếp viên phó - Liên đội tiếp viên 4, Vietnam Airlines cho biết, rất nhiều bạn trẻ khi mới bước chân vào nghề đã bật khóc ngon lành khi chiều 30 tết phải xách vali lên và đi.
Anh kể: “Có tiếp viên trẻ nói với tôi, họ thích công việc này do mức lương tốt, được đi nhiều nơi, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, từ khi vào nghề, Tết không được ở bên gia đình khiến họ không khỏi tủi thân”.
Không chỉ các bạn trẻ, người đã có nhiều năm trong nghề như anh cũng không khỏi chạnh lòng khi bao năm liền phải xa quê dịp Tết.
Anh cho biết: “Tôi vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên cầm trên tay hành trình bay chiều 30 Tết. Lúc đó, mọi công việc chuẩn bị Tết cho gia đình đều được thực hiện sớm hơn thường lệ.
Trước khi tôi bay, cả gia đình ăn bữa cơm cuối cùng của năm một cách vội vã. Những câu chúc sớm đầy may mắn chính là hành trang cho chúng tôi ở chuyến đi đặc biệt thế này”.
Anh kể thêm, tổ bay ngày hôm đó, từng người được Tiếp viên trưởng phân công chuẩn bị cho buổi đón giao thừa ở độ cao trên 10km. Bánh chưng, giò, chả, gà… những món ăn truyền thống đón Tết của người Việt đều được họ chuẩn bị đầy đủ.
Đúng 00h00', cả cabin máy bay bừng sáng, tiếng nhạc phát ra lời bài hát Happy New Year của ban nhạc Abba báo hiệu sang thời khắc năm mới.
"Không khí Tết lúc đó đã đưa tâm trí tôi hướng về quê nhà nơi có mẹ già và 2 con nhỏ. Có khi cả năm bay lượn xa nhà, chúng tôi thấy cũng bình thường nhưng vào những ngày giáp Tết nỗi nhớ quê bỗng trỗi dậy mạnh mẽ. Ai cũng chỉ mong mau được trở về với mái ấm, được hưởng khoảnh khắc sum vầy”, anh Hòa chia sẻ.
Cũng theo anh Hải Hòa, vào khoảnh khắc ấy, tất cả hành khách gồm cả những người nước ngoài cũng hoà mình vào không khí thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Họ cùng đứng lên nâng ly “Chúc mừng năm mới - Happy New Year”. Những phong bao lì xì được trao, những lời chúc may mắn ở độ cao hơn 10km...
“Đó là cảm xúc khó tả, là trải nghiệm mà không phải ai cũng có cơ hội được chứng kiến. Tết mọi người sum vầy, còn mình lại đi xa nên chúng tôi cũng phải tự 'lên dây cót' tinh thần như vậy. Đặc biệt là các bạn có con nhỏ hoặc mới lập gia đình, họ càng chạnh lòng hơn ai hết”, anh Hòa tiếp tục.
Lúc này, một người khách đứng cạnh nói to: “Chúc toàn thể tổ bay cùng mọi người năm mới an khang thịnh vượng” khiến không khí trên chuyến bay càng ấm áp.
"Với chúng tôi mỗi chuyến bay an toàn, thượng lộ bình an, mang lại niềm vui cho tất cả hành khách - đó chính là Tết", nam tiếp viên Vietnam Airlines chia sẻ.

Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay: Lưu giữ nét đẹp truyền thống

(Kiến Thức) - Phong tục truyền thống, những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc được lưu giữ qua những hình ảnh Tết xưa và Tết nay.

Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong
 Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục tập quán nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh tư liệu về tết xưa cho đến ngày nay là minh chứng cho sự trường tồn, gìn giữ và phát triển. Những nét đẹp văn hóa không mai một mà đang được thế hệ sau phát triển.
Tet co truyen Viet Nam xua va nay: Luu giu net dep truyen thong-Hinh-2
 Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà, người người đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành một sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Ở quê nhà nào cũng có một bụi dong góc vườn để gói bánh chưng, dăm ba đàn gà để dành giết thịt. Những đứa trẻ có quần áo mới, những chợ hoa, chợ tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa hành, dưa kiệu và sau lễ cúng ông Táo về trời thì tất bật chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm bánh trái, chuẩn bị quà tết tặng nhau. Những ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ việc xin cho chữ.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2017 chính thức

(Kiến Thức) - Sau khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phát đi thông báo chính thức về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2017.

Sau khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch và ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH thông báo, ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã ký văn bản thông báo về lịch nghỉ Tết 2017 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội.
Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2017 liên tục từ ngày 26/1 tới 1/2/2017 (tức từ ngày 29 tới hết mùng 5 Tết).