Tàu sân bay Mỹ USS John Stennis tập trận ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhóm tàu tấn công của Hải quân Mỹ do tàu sân bay USS John Stennis dẫn đầu đang ở Biển Đông để diễn tập kiềm chế hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Theo báo Sankei của Nhật Bản số ra ngày 4/4, nhóm tàu chiến của Hải quân Mỹ, do tàu sân bay USS John Stennis dẫn đầu, đã đi qua eo biển giữa Đài Loan và Philippines ngày 31/3 và hiện đang hoạt động ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự.
Tau san bay My USS John Stennis tap tran o Bien Dong
Tàu sân bay hạt nhân USS John Stennis ở Thái Bình Dương. Ảnh usnhistory.navylive.dodlive.mil 
Bắc Kinh đã xây dựng trên đảo nhân tạo sân bay và các cơ sở khác ở Biển Đông. Đây là khu vực có các tuyến vận tải chiến lược quan trọng mà phần lớn hàng hóa thương mại thế giới đi qua.
Video tàu chiến Mỹ tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. (Nguồn VTC):

Có hay không, đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ?

(Kiến Thức) - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ra thông cáo đặc biệt ngày 31/3 tại Ankara, bác bỏ tin đồn về khả năng xảy ra một cuộc đảo chính quân sự.

Truyền thông Nga gần đây đã suy đoán về khả năng "thay đổi chế độ ở Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ giật dây”. Những suy đoán đó cũng có thể là mơ tưởng hoặc "chiến tranh tâm lý”- hoặc cả hai, trong bối cảnh quan hệ Moscow-Ankara trở nên thù địch sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga cuối tháng 11/2015.
Quan doi Tho Nhi Ky bac tin don dao chinh chong Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: “Tôi không còn muốn nói chuyện với ông Obama”. Ảnh The Times of Israel 

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.