Tàu hộ vệ "khủng" nhất Ấn Độ thăm Việt Nam

Sáng 5/8, tàu hộ vệ thế hệ mới INS Shivalik đã cập cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam 4 ngày (từ 5 đến 8/8).

INS Shivalik là tàu khu trục thế hệ mới, một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Ấn Độ.
INS Shivalik là tàu khu trục thế hệ mới, một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Ấn Độ.
Hơn 500 sĩ quan và thuyền viên do ông Ajit Kumar Jain, Chuẩn đô đốc Hải quân, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông Hải quân Ấn Độ làm trưởng đoàn, có mặt trên tàu INS Shivalik trong chuyến thăm Việt Nam lần này.
Tàu được thiết kế có khả năng tàng hình, giảm tín hiệu phản xạ radar để tránh bị đối phương phát hiện. Tàu tích hợp các công nghệ vũ khí, hệ thống điện tử của của Nga, Israel và phương Tây.
Từ năm 1958, bốn năm sau khi Ấn Độ chính thức mở Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội, Ấn Độ đã cử tàu Hải Quân đến thăm Hải Phòng.
Trong vòng 6 năm từ 2008 đến nay, đã có 6 lần tàu Ấn Độ tới thăm Hải Phòng
Trong các chuyến đến thăm này, phía Ấn Độ đến chào xã giao lãnh đạo thành phố; phối hợp và giúp đỡ vật chất, kỹ thuật cho bộ đội Hải Quân Việt Nam; thăm nhân đạo, khám bệnh và tặng quà tại một số cơ sở như Trường Trẻ em mồ côi, Trường khuyết tật… của thành phố và có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với sinh viên trường Đại học Hàng Hải.
Nhiều đoàn đại biểu của các cơ quan và nhân dân thành phố sẽ lên thăm tàu Hải quân Ấn Độ.

Sức mạnh chiến hạm “khủng” Mỹ thăm Việt Nam

Theo thông báo từ Đại sứ quán Mỹ, tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG-93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu các hoạt động trao đổi với Hải quân Nhân dân Việt Nam tại Đà Nẵng từ ngày 21-25/4/2013.
Theo thông báo từ Đại sứ quán Mỹ, tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG-93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu các hoạt động trao đổi với Hải quân Nhân dân Việt Nam tại Đà Nẵng từ ngày 21-25/4/2013.

Trong đó, tàu USS Chung-Hoon (DDG-93) thuộc lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến của Hải quân Mỹ.
Trong đó, tàu USS Chung-Hoon (DDG-93) thuộc lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến của Hải quân Mỹ.

USS Chung-Hoon (DDG-93) có lượng giãn nước 9.200 tấn, dài 155,3m. Tàu trang bị 4 động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500-30 cho phép đạt tốc độ 56 km/h.
USS Chung-Hoon (DDG-93) có lượng giãn nước 9.200 tấn, dài 155,3m. Tàu trang bị 4 động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500-30 cho phép đạt tốc độ 56 km/h.

USS Chung-Hoon được thiết kế với hệ thống vũ khí đồ sộ cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không, trên đất liền với độ chính xác cực cao. Trong ảnh là pháo hạm 127mm tàu Chung-Hoon khai hỏa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.
USS Chung-Hoon được thiết kế với hệ thống vũ khí đồ sộ cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không, trên đất liền với độ chính xác cực cao. Trong ảnh là pháo hạm 127mm tàu Chung-Hoon khai hỏa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.

Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 (gồm 96 ống) chứa: tên lửa đối không tầm xa SM-2MR (tầm bắn 170km, độ cao 24,4km); tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk (tầm bắn 1.000-2.000km); tên lửa chống ngầm RUM-139.
Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 (gồm 96 ống) chứa: tên lửa đối không tầm xa SM-2MR (tầm bắn 170km, độ cao 24,4km); tên lửa hành trình đối đất BGM-109 Tomahawk (tầm bắn 1.000-2.000km); tên lửa chống ngầm RUM-139.

Trong tác chiến chống tàu ngầm, ngoài tên lửa RUM-139 phóng thẳng đứng, tàu còn có 2 cụm máy phóng ngư lôi Mk46. Trong ảnh là thủy thủ tàu USS Chung-Hoon di chuyển một quả ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46.
Trong tác chiến chống tàu ngầm, ngoài tên lửa RUM-139 phóng thẳng đứng, tàu còn có 2 cụm máy phóng ngư lôi Mk46. Trong ảnh là thủy thủ tàu USS Chung-Hoon di chuyển một quả ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46.

Ở đuôi tàu có bãi đáp dành cho 2 trực thăng săn ngầm MH-60R Sea Hawk.
Ở đuôi tàu có bãi đáp dành cho 2 trực thăng săn ngầm MH-60R Sea Hawk.

Đi cùng tàu USS Chung-Hoon là tàu kéo cứu hộ USNS Salvor (ARS-52).
Đi cùng tàu USS Chung-Hoon là tàu kéo cứu hộ USNS Salvor (ARS-52).

USNS Salvor (ARS-52) thuộc lớp tàu Safeguard có lượng giãn nước 3.282 tấn, dài 73m.
 USNS Salvor (ARS-52) thuộc lớp tàu Safeguard có lượng giãn nước 3.282 tấn, dài 73m. 
Trong 5 ngày, hải quân hai nước sẽ trao đổi chuyên môn về y tế, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai; huấn luyện về lặn, cứu hộ, y học dưới nước; tham quan tàu và giao lưu thể thao, biểu diễn âm nhạc của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ.
Trong 5 ngày, hải quân hai nước sẽ trao đổi chuyên môn về y tế, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai; huấn luyện về lặn, cứu hộ, y học dưới nước; tham quan tàu và giao lưu thể thao, biểu diễn âm nhạc của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ.

Tàu chiến, máy bay Việt Nam nào sẽ mang BrahMos?

(Kiến Thức) - Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam là “ứng viên sáng giá nhất” để trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu hạng BrahMos.