Tàu chở dầu bị tấn công: Mỹ-Iran "ăn miếng trả miếng"

(Kiến Thức) - Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan mới đây tuyên bố sẽ triển khai khoảng 1.000 binh sĩ đến Trung Đông vì "mục đích phòng thủ" trong bối cảnh lo ngại về mối đe dọa từ Iran.

Theo hãng thông tấn Reuters, mối lo ngại về cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran bùng phát sau khi hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ngay sau đó, Washington tố Tehran đứng đằng sau vụ tấn công xảy ra vào thời điểm hơn một năm sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015. Tuy nhiên, Tehran liên tục bác bỏ cáo buộc.
"Các cuộc tấn công gần đây của Iran đã được xác thực qua nguồn tin tình báo đáng tin cậy mà chúng tôi có được. Hành vi thù địch của các lực lượng Iran và các nhóm ủy quyền của họ đã đe dọa lực lượng và lợi ích của Mỹ trên toàn khu vực", Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tuyên bố ngày 17/6.
Tau cho dau bi tan cong: My-Iran
Nguy cơ xung đột quân sự bùng phát giữa Mỹ và Iran sau vụ tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ảnh: Reuters.  
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan mới đây cho biết sẽ triển khai khoảng 1.000 binh sĩ đến Trung Đông vì "mục đích phòng thủ" trong bối cảnh lo ngại về mối đe dọa từ Iran.
Trước đó, hồi tháng 5/2018, Mỹ đã thông báo việc triển khai thêm 1.500 quân đến Trung Đông nhằm đối phó với các vụ tấn công tàu chở dầu. Ngoài ra, Washington cũng siết chặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran.
Trong một động thái khiến căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang, Iran tuyên bố sẽ đẩy mạnh việc sản xuất uranium và giảm các cam kết liên quan đến thỏa thuận hạt nhân 2015.
"Sản xuất uranium của Iran sẽ vượt quá 300kg vào cuối tháng 6/2019", người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Abbas Kamalundi nói hôm 17/6. Đồng thời, Tehran cảnh báo sẽ tăng tốc độ làm giàu uranium hơn 3,7%, nếu thời hạn 60 ngày hết hạn. 

Mời độc giả xem thêm video về vụ tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman (Nguồn: RT)

Trước đó, Tehran cho biết sẽ ngừng thực hiện một phần cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, đồng thời cho Liên minh Châu Âu (EU) thời hạn 60 ngày để họ tái khẳng định sự ủng hộ đối với thỏa thuận.
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 quy định Iran chỉ được phép làm giàu uranium ở tỷ lệ 3,67% - thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận này được ký kết.

Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Iran: Hậu quả chết chóc và hủy diệt

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 và gia tăng trong những ngày gần đây. Giới chuyên gia lo ngại rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ dẫn đến hậu quả chết chóc và sự hủy diệt không đo lường được.

Thời gian quan, những động thái gia tăng căng thẳng của hai bên càng khiến dư luận lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Iran bùng phát.
Được biết, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran.

Tàu chở dầu bị tấn công: Saudi Arabia phản ứng gay gắt

(Kiến Thức) - Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman tuần trước, đồng thời khẳng định không ngần ngại đáp trả những mối đe dọa đối với chủ quyền và lợi ích của nước này. 

Ngày 13/6, hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công trên Vịnh Oman ở ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), gần eo biển chiến lược Hormuz.