Tàu chiến 9 nước kéo đến vùng biển Ấn Độ Dương

(Kiến Thức) - 28 tàu chiến đến từ 9 quốc gia vừa kéo tới vùng biển gần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ hôm 7/3 vừa qua để tiến hành một cuộc tập trận chung hải quân quốc tế kéo dài 8 ngày.

Theo thông tin được Sputnik trích dẫn lại từ truyền thông Ấn Độ, cuộc tập trận Milan 2018 sẽ kéo dài trong 8 ngày, với sự tham gia của 9 quốc gia trong khu vực đã diễn ra vào tối thứ ba vừa rồi và kéo dài tới hết ngày 13/3 tới đây.
Tổng cộng có tới 28 tàu chiến, trong đó có 17 tàu mang quốc tịch Ấn Độ và 11 tàu còn lại tới từ 8 quốc gia bao gồm, Australia, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan đã có mặt tại khu vực quanh đảo Andaman và Nicobar để tham gia vào cuộc tập trận này.
Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sputnik.
 Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sputnik.
Maldives đã có thỏa thuận với Ấn Độ để cùng tham gia cuộc tập trận này nhưng tới phút cuối lại phải hủy bỏ do khủng hoảng chính trị.
Trong khuôn khổ của cuộc tập trận chung hải quân này, 39 đại biểu tới từ 16 quốc gia sẽ tham gia thảo luận, bàn bạc về vấn đề an ninh hàng hải trong khu vực.
Cuộc tập trận hải quân mang tên Milan đã bắt đầu được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1995 với sự tham gia của 5 quốc gia. Cuộc tập trận chung này có mục tiêu thường lệ là để tăng cường các biên pháp an ninh hàng hải trên các tuyến đường qua Ấn Độ Dương. Ngoài ra, đây cũng là nơi để các quốc gia gặp mặt, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trên biển thông qua đàm phán một cách hữu nghị.
Mời độc giả xem Video: Ấn Độ làm Video quảng cáo cuộc tập trận chung Hải quân mang tên Milan 2018.

Tham vọng "tàu mới vỏ cũ", Hải quân Nga nhận kết cục cay đắng

(Kiến Thức) - Cho tới thời điểm này, có thể khẳng định tới 80% rằng kế hoạch “tàu mới vỏ cũ” đầy tham vọng của Hải quân Nga được triển khai gần 10 năm qua đã thất bại hoàn toàn, một thất bại khó có thể nào chối cãi. 

Nhằm hiện đại hóa một cách nhanh nhất lực lượng hải quân khi mà các dự án chế tạo tàu chiến thế hệ mới bị đình trệ vì nhiều lý do về mặt công nghệ cũng như tài chính, đầu năm 2010, Hải quân Nga thúc đẩy mạnh ý tưởng "tàu mới vỏ cũ" - nôm na là việc hiện đại hóa lắp đặt các trang bị kỹ thuật mới trên trên các tàu chiến được chế tạo từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: RT
Nhằm hiện đại hóa một cách nhanh nhất lực lượng hải quân khi mà các dự án chế tạo tàu chiến thế hệ mới bị đình trệ vì nhiều lý do về mặt công nghệ cũng như tài chính, đầu năm 2010, Hải quân Nga thúc đẩy mạnh ý tưởng "tàu mới vỏ cũ" - nôm na là việc hiện đại hóa lắp đặt các trang bị kỹ thuật mới trên trên các tàu chiến được chế tạo từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh: RT

Doanh thu vũ khí Nga tăng mạnh, có phải nhờ Syria?

(Kiến Thức) - Theo Tổng thống Putin, nước Nga đang khá thành công trên vị thế là một nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Doanh thu từ việc bán vũ khí của nước này tăng đáng kể trong năm thứ ba liên tiếp.

Theo TASS, phát biểu tại cuộc họp của ủy ban hợp tác kỹ thuật-quân sự, Tổng thống Putin cho biết Nga đã đáp ứng được tiêu chuẩn cao, khẳng định được vị thế của mình là một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
“Tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga tăng đáng kể trong năm thứ ba liên tiếp, vượt ngưỡng 15 tỷ USD trong năm 2017”, ông chủ Điện Kremlin thông báo.