Tập thể dục quá sức dễ dẫn đến... đột quỵ

Theo GS Việt, người bị tăng huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi cần chú ý không vận động quá mạnh, quá lâu.

Tránh vận động quá sức
GS Nguyễn Lân Việt – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, tỷ lệ cao huyết áp của người Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu quốc gia về tình trạng tăng huyết áp của người Việt trưởng thành (trên 25 tuổi) năm 2016, tỷ lệ người dân bị tăng huyết áp chiếm tới 47,3%, cao gần gấp đôi so với điều tra năm 2008 (25,1%). Ngoài ra, tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng gia tăng. Nếu tuổi 19-25 chỉ có 12,4% bị tăng huyết áp thì đến năm 40-44 tuổi, tỷ lệ này là 25,2%, 50-54 tuổi là 45%; 70-74 tuổi là 78,6%, còn trên 85 tuổi lên tới 87,9%. “Những người ngoài 50 tuổi đặc biệt phải chú ý khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát sự gia tăng bất thường của huyết áp. Nếu chủ quan với huyết áp của mình, người dân có thể chịu cảnh tàn tật hoặc tử vong nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim…” – GS Việt nhận định.
Tap the duc qua suc de dan den... dot quy
Người cao tuổi cần khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát huyết áp. Ảnh chụp tại Bệnh viện Lão khoa T.Ư. Ảnh: Diệu Linh 
Theo GS Việt, người bị tăng huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi cần chú ý không vận động quá mạnh, quá lâu. Nếu có tập thể dục cũng nên lựa chọn các môn vận động nhẹ nhàng, không di chuyển gấp, mạnh. Khi tập thể dục xong, nếu cảm thấy cơ thể khó chịu phải đo huyết áp ngay và có các biện pháp cấp cứu kịp thời.
Người dân cần đi khám bệnh định kỳ để xem mình có bị tăng huyết áp hay không. Nếu đã bị cao huyết áp mà bác sĩ chỉ định uống thuốc thì phải kiên trì điều trị, không bỏ thuốc. Nếu chưa bị tăng huyết áp, thì chỉ cần dự phòng bằng lối sống lành mạnh”.
PGS Đỗ Doãn Lợi
PGS-TS Mai Duy Tôn - Trưởng Phòng cấp cứu 1, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiểu biết của người dân về đột quỵ còn hạn chế nên không cách sơ cứu, sơ cứu sai khiến bệnh nặng thêm hoặc đưa bệnh nhân đến viện quá muộn.
“Tiến triển của bệnh đột quỵ rất nhanh nên cần đưa bệnh nhân đến viện ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ. Không để bệnh nhân ở nhà và dùng các mẹo, thuốc dân gian để “thử cứu”. Khoảng “thời gian vàng” của bệnh nhân đột quỵ nhiều nhất là 4-5 giờ sau khi có các dấu hiệu đột quỵ. Nếu trì hoãn, dù được cứu sống nhưng não cũng sẽ bị ảnh hưởng” – PGS Tôn cho biết.
Dấu hiệu đột quỵ
Theo PGS Tôn, đột quỵ thường có các triệu chứng: Đột ngột khó nói, nói ngọng hoặc không nói được, yếu mệt, tê bì chân tay hoặc liệt 1 bên tay, chân, đau đầu dữ dội, mất thị lực. Có người kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, hôn mê, rối loạn ý thức. Để kiểm tra một người có bị đột quỵ hay không nên yêu cầu bệnh nhân cười, nói, giơ tay. Nếu mồm méo hoặc mặt méo, khó đưa tay hoặc giọng nói méo thì đến 90% bệnh nhân bị đột quỵ. Khi đó cần gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến bệnh viện thật nhanh.
“Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, người thân có thể đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, kê cao gối 30-45 độ, nới rộng quần áo cho thông thoáng. Nếu thấy bệnh nhân ngừng tim phải kêu gọi hỗ trợ ép tim. Nếu bệnh nhân bị nôn thì xoay đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh bệnh nhân bị sặc. Còn bệnh nhân bị co giật thì dùng đũa, thìa quấn vải và đặt ngang miệng để tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi. “Trong thời gian này tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống vì có thể gây sặc, làm ngạt đường thở” – PGS Tôn nhấn mạnh.
GS Việt cho biết, trời lạnh là “kẻ thù” của bệnh tăng huyết áp. Do đó, người tăng huyết áp, người cao tuổi không nên dậy sớm, ra khỏi giường đột ngột. Nếu bất chợt gặp lạnh sẽ khiến mạch co lại gây vỡ mạch máu, tắc mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo PGS Tôn, trong vài tuần gần đây khi miền Bắc trở lạnh, số lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đột quỵ đã tăng 10-15% so với ngày nóng ấm (khoảng 30 bệnh nhân/ngày). Đối với bệnh nhân đã từng bị đột quỵ nguy cơ bị tái phát khá cao. Tỷ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên khoảng 25%.
Theo PGS Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, tính riêng các ca tử vong vì bệnh thiếu máu cơ tim (vì tăng huyết áp), mỗi năm Việt Nam cũng có khoảng 100.000-150.000 ca, cao gấp 10-15 lần số người chết vì tai nạn giao thông.
>>> Mời quý độc giả xem video về 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Tìm lại nụ cười cho cô gái 21 năm mang bướu máu trên mặt

Cô gái trẻ 21 tuổi mang khối bướu máu trên mặt từ lúc sinh ra đã không ít lần chán nản, tuyệt vọng, thậm chí tự hủy hoại bản thân.
 

BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã tiến hành phẫu thuật lấy đi một phần của khối bướu máu khổng lồ trên khuôn mặt của một nữ bệnh nhân 21 tuổi.
Bệnh nhân là Nguyễn Thị Trang, sinh năm 1996, ngụ tỉnh Hà Tĩnh. Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Luận, bố của bệnh nhân, ngay từ lúc mới sinh, trên đầu Trang đã xuất hiện những vết màu đỏ, chỗ thì bầm tím. Đi khám, bệnh viện địa phương chẩn đoán đó chỉ là bớt máu, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên, Trang càng lớn thì những dấu vết này càng phồng to ra và lớn dần, lan từ đầu xuống mặt. Trước khi phẫu thuật, khối bướu có kích thước 10x15cm, chiếm một phần đầu và gần 1 nửa khuôn mặt của bệnh nhân. Thậm chí khối bướu khổng lồ còn chèn ép, che lấp mắt phải khiến mắt phải của Trang không nhìn thấy gì.
Tim lai nu cuoi cho co gai 21 nam mang buou mau tren mat
 Khối bướu lớn chiếm gần nửa khuôn mặt của Trang.

Nguy cơ ngộ độc từ vỏ củ quả quên bỏ đi khi ăn

(Kiến Thức) - Có nhiều loại củ qủa vỏ lại chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe nếu vô tình ăn phải có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Nguy co ngo doc tu vo cu qua quen bo di khi an
Vỏ khoai lang chứa nhiềm kiềm nếu ăn nhiều sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa. Ngoài ra những đốm nâu và đen trên vỏ khoai lang chính là dấu hiệu của nhiễm đốm vòng, khi vào cơ thể có thể sản sinh ra xeton dễ gây độc cho gan và dẫn đến ngộ độc. Người bị ngộ độc thường có hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy. Nếu nặng có thể sốt cao, nhức đầu, khó thở. Ảnh: beyeume.vn.