Tận mục hồ nước ngọt trên miệng núi lửa duy nhất tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều hồ nước ngọt nhưng hồ nước ngọt trên miệng núi lửa thì chỉ có duy nhất ở một nơi.

Hồ Thới Lới (Lý Sơn, Quảng Ngãi) là hồ nước ngọt nằm trên miệng núi lửa. Huyện đảo này từng thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, trồng trọt nên vào năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo xây dựng hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới. Đây là công trình thủy lợi đầu tiên và có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất cho người dân huyện đảo Lý Sơn. Khi xây dựng, hồ có diện tích gần 10ha, trữ nước lên tới gần 300.000m3.

Tan muc ho nuoc ngot tren mieng nui lua duy nhat tai Viet Nam

Hồ Thới Lới

Nếu có dịp du lịch Lý Sơn, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá hồ trữ nước ngọt duy nhất ở Việt Nam được hình thành từ miệng núi lửa. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hồ nước ngọt đặc biệt này nhé!

Tan muc ho nuoc ngot tren mieng nui lua duy nhat tai Viet Nam-Hinh-2

Lý Sơn nổi tiếng là một hòn đảo đẹp được dân du lịch mệnh danh là một trong những đảo thiên đường ở Việt Nam. Nơi đây còn nổi tiếng là vương quốc tỏi. Nhưng ít ai biết ở Lý Sơn còn có một hồ trữ nước ngọt duy nhất ở Việt Nam được hình thành từ miệng của núi lửa.

Do hồ được xây dựng trên đỉnh núi, cách mặt nước biển 149m nên quá trình xây dựng gặp nhiều khó khăn và phải mất đến 18 tháng, dự án mới hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi đầu tiên và có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho toàn thể người dân huyện đảo Lý Sơn.

Từ khi hồ nước ngọt đưa vào hoạt động, 60 ha tỏi khát nước như được gặp mưa rào. Hiệu quả năng suất tang lên đáng kể, góp phần phát triển kinh tế cho người dân Lý Sơn. Diện tích lòng hồ gần 10 ha. Trữ nước lên tới 300.000m3. Chi phí xây dựng trên 32 tỷ đồng đã giải quyết bài toán khó về vấn đề nước ngọt cho người dân đảo.

Không chỉ đóng vai trò về mặt kinh tế, đời sống nhân dân trên đảo, hồ nước ngọt Thới Lới cũng là điểm hút lượng lớn du khách tới tham quan.

Tan muc ho nuoc ngot tren mieng nui lua duy nhat tai Viet Nam-Hinh-3

Hồ nước ngọt duy nhất trên miệng núi lửa tại Việt Nam

Theo các chuyên gia địa chất, cách đây khoảng 25-30 triệu năm, núi lửa phun trào đã hình thành nên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Đảo Lý Sơn bao gồm đảo Bé và đảo Lớn. Đảo Lớn là nơi có trung tâm hành chính của huyện Lý Sơn. Tại đảo Lớn có 5 miệng núi lửa, lớn nhất trong số này là núi Thới Lới. Ngọn núi lửa này có đường kính đáy 1,4km, đường kính miệng 0,35km. Tường phía trong miệng núi lửa Thới Lới có dạng dốc đứng, ở giữa khá sâu.

Tỉnh Quảng Ngãi đã tận dụng miệng núi lửa Thới Lới để làm hồ chứa nước. Hồ chứa được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Hồ chứa nước Thới Lới có dung tích 270.000m3, cao trình đập 120m, chiều dài thân đập 208m. Hồ chứa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 60ha đất nông nghiệp của huyện đảo.

Tan muc ho nuoc ngot tren mieng nui lua duy nhat tai Viet Nam-Hinh-4

Sau 12 năm đưa vào sử dụng, hồ chứa Thới Lới đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là hành, tỏi của người dân. Hồ chứa này còn bổ sung cho nguồn nước ngầm trên đảo. Tuy nhiên, hồ Thới Lới đang bị bồi lắng khiến năng lực cấp nước giảm dần. Nếu tình trạng này kéo dài, lượng nước trong hồ sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Phát hiện “kho báu” dưới lòng hồ cổ: Bí mật 8.000 năm hé lộ!

Việc phát hiện "kho báu" dưới lòng hồ Ohrid - "Hòn ngọc của vùng Balkan" - khiến các nhà khoa học vô cùng hưng phấn.

Phat hien “kho bau” duoi long ho co: Bi mat 8.000 nam he lo!
 Dưới lòng hồ Ohrid - một trong những hồ sâu và lâu đời nhất châu Âu, nằm giữa Cộng hòa Macedonia và Albania - nhà khoa học đã phát hiện một khu định cư cổ có thể đã tồn tại cách đây 8.000 năm. Đây được cho là ngôi làng lâu đời nhất ở châu Âu được biết đến nay.

Đàn cá mập sống trong hồ nước ở sân golf suốt 20 năm

Đàn cá mập bò sống trong hồ nước ngọt ở sân golf Carbrook (Úc) suốt 20 năm sau một trận lũ lụt khiến các nhà khoa học tại Úc vô cùng bối rối.

Theo đó, vào những năm 1990, có một đàn cá mập bò bị mắc cạn trong hồ nước ở sân golf Carbrook (Úc) và từ đó chúng sinh sống ở đây trong nhiều thập kỷ. Điều này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. 

Nguyên nhân đàn cá bò dạt đến hồ nước này là do lũ lụt. Tuy nhiên, kể từ đó, chúng sống và phát triển ở hồ nước ngọt nhân tạo trong sân golf suốt nhiều năm.