Tân binh đắt giá của Dortmund dính khối u ác tính

Borussia Dortmund xác nhận Sebastien Haller có khối u tinh hoàn ác tính và sẽ chưa biết chính xác khi nào cầu thủ trở lại tập luyện.

"Các bác sĩ cho biết Sebastien Haller có khối u tinh hoàn ác tính và sẽ không thể trở lại đội bóng trong vài tháng tới", trang chủ Dortmund thông báo vào tối 30/7 (giờ Hà Nội). "Cầu thủ này sẽ được điều trị với các bác sĩ và điều kiện tốt nhất có thể".

Giám đốc Thể thao của CLB Dortmund, Sebastian Kehl cho biết: "Cơ hội để cậu ấy hồi phục là rất lớn. Chúng tôi chúc Sebastien (Haller) và gia đình có nhiều sức mạnh, lạc quan và CLB luôn ở bên cậu ấy với sự cảm thông trong thời điểm khó khăn này".

Tan binh dat gia cua Dortmund dinh khoi u ac tinh

Sebastien Haller vừa trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên điều trị ung thư vào giữa tuần. Ảnh: Dortmund.

Hai tuần trước, trong lúc tham gia chuyến tập huấn trước mùa giải tại Bad Ragaz (Thụy Sĩ), Haller cảm thấy sức khỏe không ổn. Anh được kiểm tra y tế và phát hiện một khối u trong tinh hoàn. Vào giữa tuần này, Haller thông báo anh trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên điều trị ung thư và "mọi chuyện đều tạm ổn".

Dortmund cho biết với tình trạng của Haller, Dortmund sẽ tìm kiếm thêm tiền đạo trước khi Bundesliga 2022/23 bắt đầu. "Chúng tôi chuẩn bị cho những viễn cảnh khác nhau. Tôi cùng đội ngũ lãnh đạo CLB đã nói chuyện với bộ phận tuyển trạch và những phương án khác nhau. Vẫn chưa có điều gì chắc chắn cả", ông Kehl thừa nhận.

Với giá có thể lên tới 34 triệu euro từ Ajax, Haller là bản hợp đồng mua đắt thứ hai trong lịch sử CLB vùng Ruhr, sau thương vụ Ousmane Dembele từ Rennes (35 triệu euro). Anh được kỳ vọng thay thế vai trò của Erling Haaland, người chuyển đến Man City trong kỳ chuyển nhượng hè 2022.

Cầu thủ Sebastien Haller giành danh hiệu Vua phá lưới Eredivisie (giải VĐQG Hà Lan) mùa 2021/22 với 21 bàn. Tại Champions League, cầu thủ Bờ Biển Ngà có 11 bàn thắng, thành tích ngang bằng Robert Lewandowski (11 bàn) và chỉ xếp sau Karim Benzema (15 bàn).

Dortmund hy vọng cầu thủ sinh năm 1994 vẫn có thể tiếp tục thi đấu đỉnh cao nếu quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ. Trong quá khứ, nhiều cầu thủ nổi tiếng từng điều trị ung thư tinh hoàn thành công và thi đấu trở lại. Arjen Robben từng bị ung thư tinh hoàn ở tuổi 20, nhưng sau đó ngôi sao Hà Lan chiến thắng căn bệnh kể trên để tiếp tục chơi bóng.

Hai hot girl Kem Xôi ngày càng xinh đẹp nổi bật khó nhận ra

Thanh Bi và Quỳnh Kool từng được mệnh danh là hot girl Kem Xôi, ở thời điểm hiện tại cả hai cô gái này thu hút không ít sự quan tâm của công chúng.

Hai hot girl Kem Xoi ngay cang xinh dep noi bat kho nhan ra
Thanh Bi (Lại Thanh) sinh năm 1992. Nàng hot girl từng được biết đến với tư cách diễn viên của nhóm Kem Xôi.  

Mất một tinh hoàn chỉ vì lý do không thể ngờ này

Tuy sức khỏe sau mổ đã hồi phục, nhưng bệnh nhân vẫn canh cánh một niềm hối tiếc chỉ vì chút chủ quan mà mãi mãi mất đi một “hòn ngọc” quý của mình.

Mat mot tinh hoan chi vi ly do khong the ngo nay

Bị xoắn tinh hoàn nhưng được chẩn đoán... viêm dạ dày 

Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam 39 tuổi chưa lập gia đình đến khám với lý do sưng đau tinh hoàn bên trái.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi vào viện ĐH Y Hà Nội một ngày, nam bệnh nhân này thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng bụng quanh rốn. Cho rằng đó là triệu chứng của bệnh đường ruột nên bệnh nhân đã đi khám tại một phòng khám tư nhân.

Tại đây, anh được chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ có kê đơn các thuốc kháng sinh, giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, sau dùng thuốc cơn đau vẫn tiếp tục âm ỉ tới sáng ngày hôm sau và lan dần xuống dưới tinh hoàn.

Khi sờ vào tinh hoàn trái, bệnh nhân thấy tinh hoàn cứng chắc và rất đau. Lúc đó anh mới “tá hỏa” đến bệnh viện để thăm khám.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ và chẩn đoán: Xoắn thừng tinh bên trái ngày thứ hai. Bác sĩ chuyên khoa chỉ định mổ cắt bỏ tinh hoàn vì tinh hoàn đã bị hoại tử.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, chuẩn bị ra viện và hẹn tái khám sau một tháng để tiến hành đặt tinh hoàn nhân tạo. Tuy sức khỏe sau mổ đã hồi phục, nhưng bệnh nhân vẫn canh cánh một niềm hối tiếc chỉ vì chút chủ quan mà mãi mãi mất đi một “hòn ngọc” quý của mình.

Tác động nặng nề đến sức khoẻ sinh sản và tình dục 

TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, việc cắt bỏ tinh hoàn tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung của cơ thể nhưng lại tác động nặng nề đến sức khỏe sinh sản và tình dục.

“Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời sẽ cứu được tinh hoàn. Đây là bệnh lý cấp tính do thừng tinh bị xoắn vặn nhiều vòng làm mất nguồn máu vào nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến tinh hoàn thiếu máu và hoại tử. 

Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau, nhưng hay gặp nhất là thời kỳ dậy thì 13 - 19 tuổi. Thông thường, bệnh biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội, cấp tính ở bên tinh hoàn bị xoắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khởi điểm của cơn đau không xuất phát từ tinh hoàn mà từ vùng bụng như trường hợp nói trên nên thường gây tâm lý chủ quan cho cả người bệnh và thầy thuốc”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc nói.

Theo đó, thời gian thiếu máu tinh hoàn càng lâu, tinh hoàn hoại tử càng nhiều. Nếu đến sớm trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đau cấp tính thì khả năng giữ được tinh hoàn là 95% nhưng nếu đến muốn quá 24 giờ thì khả năng bảo tồn chỉ còn khoảng 10%. Theo Parker, Delvillar có 71 – 80% trường hợp xoắn tinh hoàn bị mất tinh hoàn vì phải cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật bảo tồn tinh hoàn vẫn teo.Vì vậy, người bệnh cần hết sức cảnh giác, không nên chủ quan khi thấy có triệu chứng đau cấp tính để tránh những hậu quả đáng tiếc.

TS. BS Nguyễn Hoài Bắc cũng lưu ý, các quý ông không nên  ngại ngần mà phải đi khám ngay lập tức khi có triệu chứng đau cấp tính tinh hoàn, vùng bẹn hoặc vùng bụng dưới.

Đặc biệt cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nam học để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.