Tại sao năm 2015 có 3 ngày thứ Sáu ngày 13?

(Kiến Thức) - Trong năm 2015, thế giới sẽ trải qua 3 ngày thứ Sáu ngày 13 - ngày được coi là xui xẻo hay lành ít dữ nhiều.

Thế giới lần lượt đón 3 ngày thứ Sáu ngày 13 vào các ngày 13/2, 13/3 và 13/11 trong năm 2015. Đây là một sự trùng hợp đáng sợ hay là dấu hiệu xui xẻo khủng khiếp. Dưới đây là những lời giải thích về sự kỳ lạ, hiếm gặp này.
3 lần thứ Sáu ngày 13 trong 1 năm là điều xui xẻo khủng khiếp?
Các chuyên gia không tìm được bằng chứng tài liệu nào cho thấy thứ 6 ngày 13 được coi là ngày không may mắn trước thế kỷ XIX. Những tài liệu đầu tiên ở Anh liên quan đến ngày được cho là xui xẻo trên gắn liền với sự kiện nhà soạn nhạc Gioachino Rossini mất vào thứ Sáu ngày 13.
Tai sao nam 2015 co 3 ngay thu Sau ngay 13?
 Thứ Sáu ngày 13 được cho là ngày kém may mắn, lành ít dữ nhiều.
Vào thời Trung Cổ, người dân coi thứ Sáu ngày 13 là một ngày xấu. Chính vì vậy, họ không kết hôn hay thực hiện chuyến hành trình nào vào ngày đặc biệt trên.
Bên cạnh đó, Kinh Thánh có nhắc tới con số 13 và ngày thứ Sáu. Theo đó, chúa Jesus bị đóng đinh vào ngày thứ Sáu. Bàn ăn có 13 chỗ ngồi được cho là không may mắn bởi vì Judas Iscariot- phản đồ của chúa Jesus là vị khách thứ 13 trong "Bữa ăn cuối cùng".
Tính toán khoa học về số lần thứ Sáu ngày 13 trong năm
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, 1 năm có ít nhất 1 ngày thứ Sáu ngày 13 và nhiều nhất là 3 ngày. Đặc biệt, nếu năm không nhuận (365 ngày) nào có 3 ngày thứ Sáu ngày 13 thì ngày đầu tiên của năm mới luôn bắt đầu từ thứ Năm và ngày đầu tiên của tháng 2, 3 và 11 sẽ rơi vào Chủ Nhật. 3 tháng này sẽ có 1 ngày thứ Sáu ngày 13 .
Chính vì vậy, năm 2015 với ngày bắt đầu năm mới 1/1/2015 rơi vào thứ Năm nên thế giới sẽ trải qua 3 ngày thứ Sáu ngày 13.
Tai sao nam 2015 co 3 ngay thu Sau ngay 13?-Hinh-2
 Trong năm không nhuận và nhuận đều có thể có 3 ngày thứ Sáu ngày 13.
1 năm có 3 lần thứ Sáu ngày 13 xảy ra theo chu kỳ. Số ngày thứ Sáu đặc biệt tượng tự như trên xảy ra vào năm 1998 và lặp lại tổng cộng 11 lần trong thế kỷ 21 đó là vào các năm: 2009, 2012, 2015, 2026, 2037, 2043, 2054, 2065, 2071, 2082, 2093 và 2099.
Trong thế kỷ 21 (2001-2100), 3 ngày thứ Sáu ngày 13 rơi vào tháng 2, 3 và tháng 11 sẽ tuân theo vòng chu kỳ 28 năm như sau:
- 2009, 2037, 2065, 2093
- 2015, 2043, 2071, 2099
- 2026, 2054, 2082
Trong năm nhuận cũng có thể xảy ra 3 lần thứ Sáu ngày 13 vào các ngày 13/1, 13/4 và 13/7 nếu như ngày đầu tiên của năm mới rơi vào Chủ Nhật. Tuy nhiên, trường hợp này vô cùng hiếm gặp. Nó đã xảy ra lần gần đây nhất là vào năm 1984 và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2040.
Từ đó, các chuyên gia tìm ra 2 kịch bản sẽ một năm có 3 lần thứ Sáu ngày 13 đó là: một năm không phải năm nhuận khi ngày đầu tiên của năm mới rơi vào thứ Năm. Trường hợp thứ 2 là năm nhuận bắt đầu từ ngày Chủ Nhật.

Sự thật ít biết về cung nữ trong hậu cung nhà Đường

(Kiến Thức) - Tuổi thanh xuân của hàng vạn cung nữ lặng lẽ trôi trong lãng quên của người đời, nhan sắc mờ phai theo năm tháng, khi chết cũng không mộ chí. 


Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong
Nhắc đến hậu cung người ta thường nghĩ đến nơi có đến 3 ngàn giai nhân, nhưng trên thực tế cung nữ ở hậu cung còn vượt xa con số đó. Trong “Tùy thư” có ghi chép thời Tùy Dương đế số lượng cung nữ có đến 100 nghìn người.    
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-2
Đến đầu triều Đường quốc lực nghèo nàn, nhằm vỗ về lòng dân, tiết kiệm chi tiêu, Đường Cao Tông Lý Uyên đã từng hạ chiếu giải phóng hàng nghìn cung nữ trong hậu cung. Đến đời Đường Thái Tông số cung nữ trong hậu cung vẫn lên đến con số hàng vạn. Triều Đường Huyền Tông số cung nữ từng lên đến 60 nghìn người. Với số lượng hùng hậu như thế cuộc sống của các cung nữ trong hậu cung thế nào? 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-3
Căn cứ vào địa vị của cung nữ, thời nhà Đường chia cung nữ thành hai loại: Thứ nhất là nữ quan có phẩm cấp, số còn lại chiếm phần lớn đều là cung nữ bình thường không có phẩm cấp. Những nữ quan được gọi là “cung quan”, ngoài cấp quản lý cao như hoàng hậu và các phi tần thì họ chính là người thuộc tầng lớp có đẳng cấp tương đối cao trong chốn hậu cung.   
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-4
Nhằm duy trì hoạt động bình thường với hàng vạn cung nữ ở hậu cung giai cấp thống trị đã định ra một hệ thống quản lý vô cùng nghiêm ngặt. Theo giáo sư Giả Chí Cương chuyên gia nghiên cứu lịch sử nhà Đường trường Đại học Tây Bắc đã chỉ ra: “Hậu đình” của nhà Đường là mô phỏng kiến trúc của “Tiền đình”, cung nữ trong “hậu đình” cũng chia thành 9 cấp quan viên ở “Tiền đình”. Nhất phẩm đến ngũ phẩm cơ bản đều là phi tần của hoàng thượng. Một số nữ quan có uy quyền cao, lai lịch quyền quý mới có thể được ngũ phẩm. Lục phẩm đến cửu phẩm tức là các cấp nữ quan bình thường trong cung.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-5
Vào cuối nhà Đường chế độ đẳng cấp của hậu cung tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn giữ như cũ. Công việc của các cung nữ được phân công rất rõ ràng và chi tiết. Những nữ quan có phẩm cấp chiếm một số lượng rất nhỏ số cung nữ trong chốn hậu cung. Còn lại đều là những cung nữ bình thường phải lao động chân tay rất vất vả, rất ít khi cho cơ hội tiếp xúc với những phi tần có đẳng cấp cao và càng không có cơ duyên được diện kiến hoàng thượng. Thậm chí những cung nữ này sau khi chết cũng không có mộ chí, cho nên cuộc sống của họ không ai biết tới. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-6
Việc cung nữ nhập cung bằng hình thức nào sẽ quyết định địa vị của họ trong hậu cung. Phần lớn các cung nữ đều từ nhân gian, được tuyển vào cung những người có xuất thân từ con nhà tử tế, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có cơ hội được tấn phong làm nữ quan trong cung. Còn lại thì do bản thân hoặc người nhà phạm tội mà bị bắt vào cung thì địa vị của họ thấp kém nhất, thường phải làm những việc như thêu thùa, may vá, giặt giũ, nấu nướng... 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-7
Ngoài ra có một số ít các cung nữ là do các nước phụ thuộc, quan lại địa phương hoặc công chúa tiến hiến nhập cung, những người này đương nhiên sẽ có những tài hoa đặc biệt, dễ dàng nhận được sự chú ý của hoàng thượng và thường được tấn phong làm phi tần, nhưng họ cũng thường là gian tế ở bên hoàng thượng cho những người đã tiến hiến họ. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-8
Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và đám hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho đám chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại. 
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-9
Ngoài ra còn phải có một bộ phận cung nữ lo biểu diễn ca kĩ, mua vui. Bất kể là ở bộ phận nào thì công việc của họ vô cùng vất vả, thường xuyên bị mắng chửi hay đánh đập, thậm chí chỉ cần sơ ý làm phật ý chủ nhân là có thể bị phạt tội.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-10
Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao. Trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng trong lịch sử, một cánh tay phải đắc lực trợ giúp Võ Tắc Thiên.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-11
Hậu cung cũng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cung nữ nhằm điều tiết cuộc sống vốn khô khan, vất vả của họ. Họ có thể giả trai để tham gia đội Mã cầu (cưỡi ngựa chơi bóng) hay đội Xúc Cúc (đá cầu). Ngoài ra còn có một hoạt động là “tham quân hí” tương đương như tấu hài ngày nay.   
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-12
Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi, đa phần cung nữ bị hạn chế trong “dịch đình” trong cung Trường An, trừ phi có nhiệm vụ đặc biệt hoặc khi không còn là cung nữ họ mới được bước chân ra khỏi cung còn không cứ sống lặng lẽ trong quên lãng cho đến khi chết. Ở triều Đường cũng thường xuyên có những trường hợp cung nữ “xuất cung” như gặp thiên tai hoặc hoàng đế mới kế vị thường sẽ giải phóng tự do một bộ phận cung nữ. Thời Đường việc giải phóng cung nữ phụ thuộc vào hứng của hoàng thượng, nếu hoàng thượng thương cảm cho thân phận của cung nữ thì sẽ rất nhiều cung nữ được “xuất cung”.  
Su that it biet ve cung nu trong hau cung nha Duong-Hinh-13
Việc được “xuất cung” đó chính là hạnh phúc của các cung nữ, có người sẽ xuất giá, có một số người trở về phụng dưỡng cha mẹ còn rất nhiều người không có nhà mà về đành lưu lạc chốn nhân gian nên có rất nhiều cung nữ đã trở thành vợ bé sống kiếp tầm gửi nơi những kẻ giàu có háo sắc, nhưng dù sống thế nào thì cuối cùng họ đã được hưởng tự do đích thực.  


Đền thờ tráng lệ của công chúa nổi tiếng nhất nhà Trần

(Kiến Thức) - 7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân huyền thoại giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chămpa.

Den tho trang le cua cong chua noi tieng nhat nha Tran
 Ngày nay, nơi thờ tự Công chúa Huyền Trân lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế. Ảnh: Bốn trụ biểu ở lối vào Trung tâm.