Tài sản của gia đình giàu nhất châu Á tăng khủng

Gia đình giàu nhất châu Á- những người đứng đằng sau Tập đoàn Samsung vừa thu về hàng tỉ USD.

Nguyên nhân là do cổ phiếu của công ty công nghệ Samsung Electronics thuộc tập đoàn này tăng 9% do những dự báo trước đó về lợi nhuận quý III sẽ cao hơn năm ngoái 80%.
Theo đó, nhờ các tin tức dự báo về lợi nhuận quý III đã giúp gia đình họ Lee tăng thêm một khối lượng lớn tài sản, hơn 28 tỉ USD. Gia đình họ Lee được Forbes vinh danh là gia đình giàu nhất châu Á.
Samsung Electronics, công ty công nghệ có giá trị lớn thứ hai thế giới sau Apple có vốn hóa thị trường là 200 tỉ USD và hơn 200.000 nhân viên.
Samsung là Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với doanh thu năm 2014 lên tới 305 tỉ USD.
Tai san cua gia dinh giau nhat chau A tang khung
 Ông Lee Kun-Hee và hai cô con gái: Lee Boo-Jin và Lee Seo-Hyun.
Tập đoàn Samsung được thành lập năm 1938 khi Lee Byung-Chull, con trai của một chủ đất giàu có, thành lập một công ty buôn bán nhỏ ở Daegu. Công ty này bán các loại cá và rau sang các khu vực của Trung Quốc.
Không lâu sau, Samsung đã phát triển thêm lĩnh vực dệt may và sản xuất thực phẩm. Nhìn vào Samsung, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh thu nhỏ của chaebol - một thuật ngữ ám chỉ những gia đình danh giá, nổi tiếng có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của quốc gia.
Năm 1987, nhà sáng lập Lee Byung-Chull đã qua đời. Một vài năm sau đó, đế chế Samsung đã được tách thành 4 thực thể: Samsung Group, CJ Group, Shinsegae Group và Hansol Group. Chính sự phân chia này đã gây ra nhiều khó khăn và sóng gió cho gia đình họ Lee trong việc kiểm soát đế chế.
Năm vừa qua, tập đoàn này đã tiếp tục lên kế hoạch kế nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Lee Kun-Hee (một trong những người con trai của nhà sáng lập Lee Byung-Chull) đã lên cơn đau tim vào tháng 5.2014. Con trai duy nhất của ông Kun-Hee là Jay Y. Lee đã kiểm soát tập đoàn kể từ lúc ông ngã bệnh.
Jay bắt đầu sự nghiệp của mình tại Samsung Electronics vào năm 1991 và được bầu chọn làm Phó Chủ tịch công ty trong năm 2013.
Các chị gái của Jay đều là những người đứng đầu các bộ phận của Samsung. Lee Seo-Hyun là người đứng đầu bộ phận thời trang của tập đoàn, trong khi Lee Boo-Jin là người đứng đầu khu nghỉ mát, công viên giải trí và các hoạt động xây dựng của tập đoàn.
Vợ ông Kun-Hee, bà Hong Ra-Hee, là Giám đốc của Bảo tàng Leeum Samsung. Bà nổi tiếng là người mua nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới.

Điều ít biết về đế chế Samsung giàu nhất xứ Kim Chi

(Kiến Thức) - Phá hoại, gián điệp, xung đột liên tiếp và tranh chấp giữa các anh chị em ruột...là câu chuyện thăng trầm trong tập đoàn Samsung Hàn Quốc.

Dieu it biet ve de che Samsung giau nhat xu Kim Chi
Vị tộc trưởng và tổ tiên của triều đại Samsung - ông Lee Byung-chul đã khởi nghiệp bằng cách mở một cửa hàng chuyên nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất thực phẩm vào năm 1938 có tên Samsung với số tiền ít ỏi 25 USD. Ban đầu, tập đoàn Samsung Hàn Quốc tập trung vào công nghiệp nhẹ, nhưng khi nền kinh tế phát triển và nền tảng được tích lũy, công ty bắt đầu dấn vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và thị trường nhiều hơn. Samsung Electronics được thành lập vào năm 1969.

Cận cảnh 10 viên kim cương đắt nhất được chào bán

(Kiến Thức) - Tờ The Richest vừa công bố danh sách 10 viên kim cương đắt nhất thế giới từng được chào bán khiến bất cứ ai cũng phải giật mình.

Can canh 10 vien kim cuong dat nhat duoc chao ban

1. The Pink Star (72 triệu USD): Viên kim cương đắt nhất thế giới này nặng gần 59,6 carat, cắt ra từ một viên kim cương thô 132,5 carat được tìm thấy tại châu Phi. Nó là viên kim cương vượt trội về kích thước và chất lượng, từng được bán đấu giá lên tới 83 triệu USD. Tuy nhiên, không lâu sau khi Isaac Wolf thắng đấu giá, ông bị vỡ nợ và bán lại Pink Star với giá 72 triệu USD.