Theo VTO, giá bán số cổ phiếu quỹ này không thấp hơn giá trị đầu tư bình quân.
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu VTO đóng cửa tại mức 12.650 đồng/cp, ghi nhận tăng 61% trong vòng 1 năm qua, thoát cảnh nằm dưới mệnh giá mấy năm liền. Đây là giai đoạn cổ phiếu VTO điều chỉnh giảm sau khi lập đỉnh 14.500 đồng/cp hồi cuối tháng 10/2021.
Khối lượng giao dịch cũng sôi động hơn khi bình quân hơn 1 triệu đơn vị mỗi ngày trong vòng 3 tháng qua.
Theo báo cáo tài chính của VTO, số cổ phiếu này công ty đã chi 12 tỷ đồng để mua vào. Như vậy thị giá hiện tại của VTO cũng đã khá sát với giá vốn công ty bỏ ra.
Về tình hình kinh doanh, 9 tháng 2021, VTO ghi nhận doanh thu thuần giảm 14% so với cùng kỳ, xuống còn 746 tỷ đồng. Ngược lại, lãi ròng lại tăng 12%, đạt hơn 39 tỷ đồng.
Năm 2021, VTO dự kiến doanh thu đạt 1,034 tỷ đồng, giảm 12% và lãi trước thuế gần 91 tỷ đồng, đi ngang so với thực hiện năm 2020. So với kế hoạch, VTO đã thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và 56% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021.
Tính đến 30/90/2021, tổng tài sản của VTO ghi nhận gần 1,782 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho cũng giảm 7%, xuống còn 95 tỷ đồng chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu.
Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn gần 128 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm. Trong đó, phải thu Tổng Công ty vận tải thủy Petrolimex gần 33 tỷ đồng (tăng 94%) và Tập đoàn Xây dựng Việt Nam hơn 24 tỷ đồng (tăng 26%).
Nợ phải trả tại thời điểm này cũng tăng 6%, lên hơn 724 tỷ đồng. Đáng chú ý, dự phòng phải trả ngắn hạn hơn 138 tỷ đồng, tăng 66% chủ yếu biến động ở khoản dự phòng chi phí sửa chữa tài sản cố định định kỳ.