Đây có thể nói là một trong những giai đoạn lao dốc nhanh và mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Thị trường rơi liên tục 12 phiên mất hơn 180 điểm ở thời điểm sâu nhất tương đương gần 12%.
Trong quá khứ khi thị trường giảm sâu thường bắt nguồn từ thông tin mang tính vĩ mô nào đó như vụ Giàn khoan, bầu Kiên hoặc tình trạng căng Margin.
Những lý do khiến thị trường giảm mạnh
+ Thứ nhất, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là dòng tiền tham gia đầu tư trong bối cảnh hiện tại. Có thể thấy giai đoạn Q3, Q4/2021 là giai đoạn bùng nổ của dòng tiền tham gia mới vào thị trường vì vậy tính chất đầu cơ sẽ không tránh khỏi, đặc điểm của dòng tiền mới là hay thích đi theo đám đông ngắn hạn nên dễ tham gia vào những nhóm cổ phiếu tăng nóng ngắn hạn và hoảng loạn bán bằng mọi giá khi có rủi ro xảy ra.
|
Tài khoản chứng khoán mở mới ngày càng tăng |
+ Thứ 2, lo ngại về ảnh hưởng của Trái phiếu doanh nghiệp
Việc có lượng lớn TPDN đáo hạn cùng lúc trong năm 2022 là điều đang được lo ngại hiện nay, một lượng trái phiếu nhất định đáo hạn theo em là có thực, nhưng phải phân loại.
Nếu đó là TP tốt, việc đảo nợ hoặc gia hạn sẽ không phải là vấn đề ạ, đương nhiên sẽ có "sâu" trong nhóm trái phiếu này. Vậy không phải vì một vài con sâu mà gây ra đổ vỡ hệ thống tạo nên nhưng đồn đoán về khả năng tăng nợ xấu của nhiều nhà bank.
Việc siết chặt Trái phiếu doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc cản trở phát triển loại hình này. Với quy mô hiện nay, những khoản nợ xấu nếu có, cũng không làm ảnh hưởng trong dài hạn về sự tăng trưởng của khối ngân hàng. Ngay cả trong nhóm BĐS cũng có nhiều công ty đang chờ hạch toán doanh thu khổng lồ, đủ sức cover toàn bộ số TP hiện hành.
+ Cuối cùng là những thông tin bắt và mạnh tay xử lý vi phạm liên quan đến thao túng giá cổ phiếu, nhưng là điều tốt cho thị trường trong dài hạn.
Nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết thao túng cổ phiếu và phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục tác động tiêu cực đến tâm lý và dòng tiền trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, điều đó là tốt cho thị trườngg
Thủ tướng khẳng định: Trên cơ sở đánh giá tất cả các yếu tố và mục tiêu hướng tới sự phát triển lành mạnh, bền vững, cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, bảo vệ, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, Chính phủ đặt ra quyết tâm cao thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường, không để một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin nhà đầu tư, đến việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu, cổ phiếu để phát triển kinh tế đất nước.
Sắp tới sẽ như thế nào?
Có thể khẳng định đây là nhịp điều chỉnh cần thiết và xu hướng thị trường vẫn còn duy trì đà tăng trong năm 2022. Thị trường không thể gọi là thị trường con gấu. Downtrend là không thể xảy ra nếu nhìn trên câu chuyện vĩ mô lớn hơn. Những đợt giảm điểm sâu và bất ngờ như thế này cũng lại xuất hiện cơ hội tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu dài hạn 6 tháng hay 1 năm.
Từ góc nhìn kỹ thuật có thể thấy tín hiệu rủi ro kể cả ngắn hạn hay dài hạn đều ở mức rất thấp, và dữ liệu báo tín hiệu mua trên chỉ số VN-INDEX.
Quan sát hai phiên gần đây 21-22/4 hiện tượng Call Margin có diễn ra nhưng thanh khoản không quá cao, chứng tỏ lượng bán tháo không lớn.
NĐT cá nhân nên hành xử như thế nào trong trường hợp này?
1. Nếu NĐT có trạng thái tiền mặt cao, hãy cân nhắc xuống tiền ở vùng Vn-Index 1350-1380 tương đương với P/E 15.4-15.6
2. Nếu NĐT có trạng thái cổ phiếu cao, nhưng chưa dùng Margin, hãy giữ nguyên trạng thái của mình.
3. Nếu NĐT đang ở trạng thái Margin cao, hãy canh các phiên hồi về 1430-1440 để hạ bớt margin. Luôn tránh để trạng thái tài khoản marign cao nếu không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp.
4. Đây cũng là cơ hội để cơ cấu danh mục theo hướng ưu tiên các DN có KQKD tốt trong quý 1/2022.