Thêm vào đó, lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm 74% về vỏn vẹn hơn 41 tỷ đồng do thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro giảm 61%. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng suy giảm 58% xuống 34 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 36% lên mức gần 696 tỷ đồng, nhờ thu được 277 tỷ đồng từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tăng gấp 3 lần. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng gấp 4,7 lần lên gần 151 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank giảm 13% về còn gần 2.080 tỷ đồng trong quý 1/2023.
Nhờ giảm 58% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng về gần 315 tỷ đồng nên lãi trước thuế của TPBank tăng nhẹ 9% lên mức 1.765 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 1.413 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm, TPBank mới thực hiện được 20% chỉ tiêu sau quý 1.
Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của TPBank tăng 5% lên 343.522 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt tăng 41% lên 3.421 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN giảm 25% về còn 8.982 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 7% khi đạt 172.753 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 3% khi đạt 200.998 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu tại của TPBank tăng vọt đến 84% lên 2.497 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, Trong đó dưới tiêu chuẩn tăng vọt gấp 3 lần khi chiếm 1.199 tỷ đồng; nợ nghi ngờ gấp 1,6 lần với 764 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng 6% lên 533 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,84% đầu năm lên 1,45%.