Chiến lược cho giai đoạn 2023-2028 và tầm nhìn đến năm 2035, TPBank đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và các dịch vụ trung gian thanh toán.
Mục tiêu đến năm 2028, TPBank có kế hoạch nâng tổng tài sản lên hơn 700 nghìn tỷ đồng (CAGR 16%), nâng vốn chủ sở hữu lên hơn 85 nghìn tỷ đồng (CAGR 21%), nâng LNTT lên hơn 19,8 nghìn tỷ đồng (CAGR 20%).
Về kế hoạch 2023, TPBank đặt kế hoạch tăng trưởng quy mô tổng tài sản 7% so với đầu năm, lên mức 350 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 39% lên 22,01 nghìn tỷ đồng.
Tổng huy động vốn tăng 6% lên 306,96 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu TCKT tăng 18% lên 215,75 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư TPDN dự kiến tùy theo hạn mức tín dụng của NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay kiểm soát dưới 2,2%.
Lợi nhuận trước thuế đạt 8,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, tương ứng tăng 11% so với kết quả năm 2022.
Theo dữ liệu 5 năm qua, TPBank đã vượt kế hoạch lợi nhuận trong giai đoạn 2018- 2021 nhưng ghi nhận lợi nhuận thấp hơn nhẹ so với kế hoạch trong năm 2022.
Cụ thể, năm 2022, TPBank trích gần 1.844 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 37%, do đó lãi trước thuế hơn 7.828 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước.
Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch 8.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đề ra cho cả năm, TPBank chỉ mới thực hiện được 95% mục tiêu.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản TPBank tăng 12% so với đầu năm, lên mức hơn 328.634 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 14% khi đạt 160.992 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng đến 40% lên 194.959 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ lên 0,84%.
Ngày 3/3/2023, TPBank đã chi xấp xỉ 3.954 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Tỷ lệ thực hiện quyền là 25%/mệnh giá (1 cp được nhận 2.500 đồng).