1. Chứng khoán Mỹ ở mức cao kỷ lục
S & P 500 đóng cửa hôm thứ 2, ở mức cao kỷ lục nhờ kết quả vượt ngoài mong đợi từ đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tại phiên giao dịch sáng sớm hôm qua, sức mua từ các nhà đầu tư tăng mạnh. Thị trường Hợp đồng tương lai của Mỹ chỉ ra mức tăng ba chữ số trong chỉ số Dow, cùng với sự chuyển mình vào tháng 6 là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 1938.
Tuy nhiên trong cùng ngày hôm qua, chỉ số Dow futures giảm còn 31 điểm, tương đương 0,1%, S & P 500 tương lai giảm 3 điểm, tương đương 0,1%, trong khi Nasdaq 100 tương lai giảm 16 điểm, tương đương 0,2%.
Chứng khoán châu Âu đang cố gắng giữ lửa thị trường chứng khoán dù các mối đe dọa từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ đang gây sức ép lên tin thần của các nhà đầu tư. Chỉ số chứng khoán Châu Âu pan-European Stoxx 600 tăng 0,1%.
Cổ phiếu châu Á có dấu hiệu kiệt sức, khi chỉ số China’s Shanghai Composite và Japan Nikkei 225 đều đóng cửa không tăng không giảm.
2. Hoa Kỳ đề xuất thuế quan đối với hàng hóa trị giá 4 tỷ đô la của EU
Danh sách hàng hóa trị giá 4 tỷ USD của EU bao gồm ô liu, phô mai Ý và rượu whisky Scotch.
Hoa Kỳ đưa nhiều hàng hoá nhập khẩu từ Liên minh châu Âu vào danh sách hàng hóa có thể bị áp thuế trả đũa. Đó là sự đáp trả từ Mỹ trong tranh chấp trợ cấp máy bay xuyên Đại Tây Dương kéo dài giữa Boeing (NYSE: BA) và Airbus.
Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết rằng những khoản trợ cấp của EU cho Airbus vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế và dự kiến sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt đối với hành động này vào hè năm nay.
Hoa Kỳ tuyên bố các khoản trợ cấp này đã gây thiệt hại lên đến 11 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.
3. Dầu giảm giá và vấn đề hàng tồn kho của Hoa Kỳ
Giá dầu đã giảm vào thứ 3, khi các thị trường chờ đợi sự chấp thuận cuối cùng về quyết định của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC +, để gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản xuất thêm 9 tháng nữa. Với những kỳ vọng cho thỏa thuận được thực hiện mà không gặp trở ngại nào.
Trọng tâm thị trường chuyển hướng quan tâm sang dữ liệu hàng tồn kho hàng tuần của Mỹ trong bối cảnh dự báo về đợt rút hàng thứ 3 liên tiếp trong kho.
Viện Dầu khí Hoa Kỳ sẽ báo cáo dữ liệu của mình về các kho dự trữ trước dữ liệu chính thức của chính phủ vào thứ 4 theo giờ Mỹ.
Dầu thô tương lai của Mỹ giảm 21 cent, tương đương 0,4%, xuống 58,88 USD. Trong khi dầu Brent giao dịch giảm 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 64,89 USD.
4. Úc giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục
Ngân hàng Dự trữ Úc đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 1%. Chính sách trên được đưa ra chỉ sau một đêm, trong đợt nới lỏng mới nhất từ ngân hàng trung ương trong bối cảnh nhiều lo ngại về rủi ro thương mại.
Thống Đốc Ngân Hàng Dự Trữ Australia (RBA) Philip Lowe giải thích rằng động thái này được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề việc làm và khiến lạm phát tiến tới mức mà ngân hàng cho phép.
Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chịu áp lực tương tự trong quá trình ban hành chính sách tiếp theo về việc cắt giảm lãi suất. Mặc dù các quỹ tương lai của Mỹ đã được định giá đầy đủ sẽ giảm một phần tư tại cuộc họp ngày 30-31/7, nhưng thỏa thuận thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã khiến các thị trường giảm bớt kỳ vọng vào việc cắt giảm một nửa điểm từ chính sách của Fed.
5. Bitcoin giảm nhanh dưới 10.000 USD
Bitcoin giảm còn 9.766,2 USD chỉ sau một đêm, vào ngày thua lỗ thứ 4 liên tiếp, trên chỉ số Investing.com, thấp hơn 30% so với mức cao nhất năm 2019 là 13.929,8 USD đạt được chỉ 7 ngày trước.
Mặc dù đã được điều chỉnh, đồng tiền thay thế vẫn duy trì ở mức trên 7,888 USD. Theo đó là một đợt tăng giá kéo dài 2 tuần vào kể từ 11/6. Giá Bitcoin đã tăng 176% cho đến nay. Tuy nhiên bitcoin thấp hơn mức cao kỷ lục vào 12/2017 khi giá gần 20.000 USD.
Bitcoin cuối cùng đã giảm 8,1% trên Chỉ số Investing.com xuống còn 10.270,9 vào cuối ngày hôm qua theo giờ Việt Nam.