Kết thúc quý 1 năm 2021, tổng doanh thu hoạt động (TOI) của Ngân hàng đạt 8,9 nghìn tỷ đồng, tăng 46,2% so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng 15,7% của chi phí hoạt động.
Thu nhập lãi thuần (NII) trong quý 1 đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, với sự cải thiện về biên lãi thuần (NIM) đạt mức 5,2% (so với 4,7% của cùng kỳ năm trước).
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 40,9% so với năm quý 1 năm 2020.
Thu nhập phí liên quan tới chứng khoán đóng góp nhiều nhất vào NFI, trong đó phí tư vấn phát hành trái phiếu đạt 183 tỷ đồng và phí từ các dịch vụ khác đạt 416 tỷ đồng, bao gồm phí từ hoạt động ủy thác và đại lý, phí môi giới và phí quản lý quỹ.
Dịch vụ bảo hiểm tiếp tục cải thiện tốt với tăng trưởng doanh thu khai thác mới (APE) đạt 80,5% và tăng trưởng phí đạt 76,2% so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động cho quý 1 năm 2021 là 2,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 28,7%, từ mức 36,3% cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý 1 năm 2021 chi phí dự phòng của Techcombank tăng 10,2% lên 851 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,4%, thấp hơn mức 0,5% tại cuối năm 2020
Tại thời điểm cuối quý 1/2021, tổng tài sản của Techcombank đạt 462,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 31/03/2021 là 336,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cuối quý 1 năm 2020, và tăng 5,7% tính từ đầu năm.
Dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tăng lần lượt 3,6% và 3,4% trong quý 1/2021, thấp hơn mức tăng 9,0% của khối doanh nghiệp lớn.
Tổng tiền gửi tại ngày 31/3/2021 là 287,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng 67,9% so với cùng kỳ lên mức 127,2 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng nhẹ 0,6% lên 160,3 nghìn tỷ đồng do Ngân hàng tối ưu hóa chi phí huy động vốn. Trong đó, CASA của KH cá nhân bán lẻ và KH doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 83,6% và 42,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ CASA đạt 44,2% vào thời điểm 31 tháng 3 năm 2021, giảm nhẹ so với mức kỷ lục 46,1% vào cuối năm 2020 do tính chất thời vụ và mức tiền gửi có kỳ hạn tăng 7,3% từ đầu năm.
Techcombank đã duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 79,2% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn đạt 34,4%, cao hơn mức 33,9% vào thời điểm cuối năm 2020 và thấp hơn nhiều mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối quý theo Basel II đạt 15,8%, gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8.0%).
Tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,4%, thấp hơn mức 0,5% tại cuối năm 2020 và 1,1% vào quý 1 năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm 31/03/2021 là 219,4% so với mức 171,0% tại thời điểm cuối năm 2020 và 117,9% tại 31/03/2020.
Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID, giảm xuống còn 6,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,3% dư nợ, do 56,0% số khách hàng trong chương trình này đã hoàn tất hoặc trả một phần nợ tái cơ cấu tính đến cuối quý 1/2021.
TCBS chiếm 68% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh hợp nhất của Techcombank được đóng góp bởi kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) với doanh thu đạt 1,0 nghìn tỷ đồng (tăng 60,9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 843 tỷ đồng (tăng 65,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
TCBS chiếm 68% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp và hơn 30% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong quý 1 năm 2021.
TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là quỹ trái phiếu lớn nhất thị trường, với tổng giá trị tài sản là 28,6 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 31/03/2021, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước.