Sức bật mới cho TPHCM

Dù nền kinh tế cả nước vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, năm 2023 TPHCM vẫn có nhiều điểm sáng để kỳ vọng khi hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đã cán đích.
Suc bat moi cho TPHCM-Hinh-2
 Nút giao ngã ba Cát Lái

Nếu như Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu TPHCM phải là đầu tàu kinh tế số vào 2030, thì Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội được thông qua đã mở ra cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Nói như Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, việc quy hoạch, triển khai và đưa vào sử dụng hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn thời gian qua, có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo động lực phát triển cho TPHCM, đáp ứng nhu cầu đi lại rất lớn của một đô thị trung tâm, đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc, gắn với quyết tâm chính trị cao nhất.
TPHCM quyết tâm thực hiện nghị quyết mới đạt hiệu quả cao nhất, phấn đấu trong những năm tới đưa TPHCM thành đô thị có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, thông minh, đáp ứng các yếu tố giao thông xanh, tương xứng với đô thị phát triển hiện đại, văn minh trong khu vực.
Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải TPHCM, danh mục các dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm trên địa bàn đang thực hiện gồm 34 dự án, với tổng mức vốn đầu tư khoảng 280.472 tỷ đồng; đồng thời có 21 dự án đã phê duyệt đầu tư. Xác định cơ sở hạ tầng giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của TP, Sở Giao thông-Vận tải đã có tờ trình UBND TPHCM, về việc ban hành kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình trọng điểm, chiến lược ngành giao thông vận tải giai đoạn 2024-2030.
Theo đó, TPHCM ưu tiên bố trí vốn triển khai đầu tư 59 dự án trong giai đoạn 2024-2030 khoảng 231.048 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách TP dự kiến khoảng 156.560 tỷ đồng (chiếm khoảng 67,8%), vốn huy động kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP dự kiến 70.126 tỷ đồng (chiếm khoảng 30,4%); vốn ngân sách Trung ương dự kiến 4.361 tỷ đồng (khoảng 1,9%).
Sẽ đầu tư 4 đường cao tốc gồm: TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Chơn Thành (đoạn tuyến đường dẫn trên địa bàn TPHCM); mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn tuyến đường dẫn từ nút giao An Phú đến Vành đai 2); mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Trung Lương (đoạn tuyến đường dẫn từ Bình Thuận - chợ Đệm và đoạn Tân Tạo - chợ Đệm).
Nhóm đường quốc lộ, đề xuất ưu tiên làm 3 dự án gồm: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3); nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An).
Nhóm đường vành đai có 5 dự án gồm: khép kín 3 đoạn tuyến của Vành đai 2, đường nối từ Vành đai 3 tới đường Võ Nguyên Giáp; đầu tư xây dựng Vành đai 4 (đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai gồm cầu vượt sông Sài Gòn).
Ngoài ra còn có 3 dự án đường kết nối liên vùng, 8 nút giao thông và cầu lớn, 25 tuyến đường trục chính, xuyên tâm, 1 đường trên cao, 4 dự án đường thủy, 6 bến bãi giao thông tĩnh. Trong đó sớm triển khai làm 2 cầu vượt lớn Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ…
Trên đây là những hình ảnh tiêu biểu của TPHCM do phóng viên ảnh Hoàng Hùng thực hiện.
ĐTTC

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN