SHB trước khi 'dính' đến Cocobay Đà Nẵng: Tham vọng vốn khủng, lợi nhuận cao, nợ xấu cũng 'phình to'

SHB của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) hoạt động ra sao trước khi dính dáng đến dự án condotel tại Đà Nẵng? 

Trước những thông tin “lùm xùm” quanh vụ việc Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô, tối 29/11 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã lên tiếng phản hồi chính thức.

Cụ thể, SHB của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) cho biết, thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu dự án Cocobay hủy cam kết lợi nhuận với khách hàng, có nhiều thông tin khác nhau và có liên quan đến SHB – đơn vị cho chủ đầu tư vay và khách hàng mua vay vốn.

Về các thông tin này, SHB khẳng định là ngân hàng tài trợ vay vốn với chủ đầu tư triển khai dự án, trên cơ sở dự án đầy đủ điều kiện về pháp lý theo quy định của pháp luật. SHB thẩm định dự án khả thi, hiệu quả và các điều kiện để SHB quản lý dòng tiền bán hàng, tài sản đảm bảo, tiến độ dự án, đảm bảo an toàn vốn vay.

SHB xin chia sẻ và khẳng định, quyền kinh doanh là của chủ đầu tư. Thỏa thuận giữa chủ đầu tư với khách hàng và quyền kinh doanh của chủ đầu tư thực hiện theo luật doanh nghiệp và luật dân sự.

Do đó, việc giải quyết các vấn đề khúc mắc, các thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư và khách hàng. Tuy nhiên, với tinh thần hỗ trợ khách hàng, SHB sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ giải quyết (nếu cần)”, thông cáo của SHB nhấn mạnh.

SHB được dẫn đắt bởi bầu Hiển, là một trong bộ tứ ngân hàng niêm yết trong năm 2009, tình hình kinh doanh của SHB cũng khá khả quan nhưng cổ phiếu thì bị rớt giá.

SHB truoc khi 'dinh' den Cocobay Da Nang: Tham vong von khung, loi nhuan cao, no xau cung 'phinh to'
 SHB ra sao trước lùm xùm tại Cocobay Đà Nẵng.

Tham vọng nâng vốn khủng vượt mặt ACB và EIB vẫn đang bỏ dỡ

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, cổ đông của SHB đã thông qua kế hoạch tăng vốn thêm 5.534 tỷ đồng lên hơn 17.570 tỷ đồng.

Trường hợp SHB thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn trong khi các ngân hàng khác không có biến động về vốn điều lệ, SHB sẽ “qua mặt” ACB và EIB để trở thành nhà băng có vốn điều lệ lớn thứ 8 đang niêm yết trên thị trường.

Được biết, kế hoạch tăng vốn trên dự kiến sẽ được thực hiện thông qua việc phát hành 252,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho năm 2017 và năm 2018, tương ứng tỷ lệ 21%, đồng thời phát hành 300,7 triệu cổ phiếu, để chào bán cho cổ đông và ưu tiên cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 4:1.

Với 5.534 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm, SHB dự tính sẽ sử dụng 4.684 tỷ đồng để mở rộng quy mô cho vay và 850 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, tài sản cố định cho việc phát triển mạng lưới kinh doanh.

Thế nhưng gần hết năm 2019, kế hoạch tăng vốn vẫn chưa được đề cập đến.

Lợi nhuận khả quan nhưng giá cổ phiếu dò đáy

Ngân hàng SHB đưa cổ phiếu chào sàn HNX cuối tháng 4/2009. Những ngày đầu, giá cổ phiếu này đã có sự tăng trưởng mạnh kéo dài gần 2 tháng, đạt mức cao nhất là 40.500 đồng/cổ phiếu ngày 15/6/2009, tăng 166,47% so với giá đóng cửa ngày đầu tiên là 15.200 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, diễn biến sau đó là một "câu chuyện buồn". Cổ phiếu SHB liên tục giảm cho tới tận cuối năm 2011. Mức giảm từ đỉnh lên đến 80%, hay nói hình tượng hơn, tài khoản của nhà đầu tư mua từ đỉnh đã bị chia 5.

Thị giá SHB sau đó dù hồi phục nhưng cũng biến động trồi sụt, đa phần dưới giá chào sàn cách đây 10 năm. Phải đến tháng 3/2017, cổ phiếu này mới chứng kiến một đợt bật rất mạnh, tăng gấp 3 lần sau hơn một năm trước khi quay lại xu hướng giảm.

Kết thúc phiên giao dịch 29/11, thị giá SHB chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu, mức giá thấp nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Vốn hóa thị trường của nhà băng này cũng bốc hơi hơn 50% so với thời điểm đạt đỉnh hồi giữa tháng 3/2018, xuống mức 8.181 tỷ đồng.

SHB truoc khi 'dinh' den Cocobay Da Nang: Tham vong von khung, loi nhuan cao, no xau cung 'phinh to'-Hinh-2
 Diễn biến thăng trầm của cổ phiếu SHB.

Hơi khác so với các ngân hàng khác, biến động thị giá cổ phiếu SHB không thực sự "đồng pha" với diễn biến tài chính. 10 năm qua, SHB ghi nhận lợi nhuận khá tốt khi 8 năm gần đây ghi nhận lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, có năm gần 2.000 tỷ đồng.

Quy mô tài sản, dư nợ cho vay cũng như vốn tự có tăng nhanh và đều đặn qua các năm. Sau 10 năm, tổng tài sản của SHB đã tăng 11 lần, dư nợ cho vay tăng 15 lần, vốn tự có tăng 6,6 lần.

9 tháng năm 2019, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần 62% và gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 5.408 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại tăng 11% trong khi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43%.

Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB trong 9 tháng đầu năm tăng đến 79%, ghi nhận 3.349 tỷ đồng.

Mặc dù trích lập dự phòng gấp 2,6 lần cùng kỳ lên mức 1.087 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước và sau thuế của SHB vẫn tăng 54% so với cùng kỳ, đạt gần 2.262 tỷ đồng và gần 1.808 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng từ 2,4% của đầu năm lên mức 2,86%.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN