Rút kinh nghiệm từ Novaland, Tập đoàn BGI tham vọng lãi đột biến và tăng vốn gấp đôi

Rút kinh nghiệm từ Novaland, song Tập đoàn BGI lên kế hoạch năm 2023 tham vọng gấp 6,6 lần năm 2022, đồng thời còn tăng vốn gấp đôi. 
Ngày 19/6, ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn BGI (HNX: CV7) đã thông qua kế hoạch năm 2023 với tổng doanh thu gần 417 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 87 tỷ đồng (gấp 6,6 lần năm 2022). Trong đó nguồn thu chính từ lợi nhuận hợp tác kinh doanh và cổ tức được chia (73,4 tỷ), còn lại 13,4 tỷ từ hoạt động xây lắp và kinh doanh bê tông. 
Nếu kế hoạch này đạt được, đây là con số lợi nhuận lớn nhất từ trước tới nay của Tập đoàn BGI khi lợi nhuận những năm trước đây cao nhất là 20 tỷ đồng và thấp nhất hơn 1,5 tỷ đồng.
Theo Tập đoàn BGI, các cơ sở để thực hiện kế hoạch này là tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án BGI Topaz Downown (TP Huế), BGI Topaz Garden (TP Huế), KĐTM Bích Động (Việt Yên – Bắc Giang); Khu dân cư Tiểu khu 1 (nay là Tiểu khu 2) và Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ thổng hợp (thị trấn Lương Sơn – Hòa Bình). Đối với công tác thi công xây lắp công trình và sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục triển khai các công trình chuyển tiếp từ năm 2022 và công trình ký mới năm 2023.
Tập đoàn BGI cho biết, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 cho thấy việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch không đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên kết quả kinh doanh vẫn có lãi với lợi nhuận trước thuế đạt 12,9 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do năm 2022 nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản, tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt hoạt động cho vay bất động sản cũng là một yếu tố khiến cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này rơi vào khó khăn nặng nề. Tập đoàn BGI cũng bị tác động mạnh mẽ, trong năm, các công trình thi công xây lắp cũng như việc triển khai các dự án đầu tư đều bị chậm so với kế hoạch đề ra.
Phát hành 48 triệu cổ phiếu tăng vốn gấp đôi để đầu tư dự án với IUC
Đại hội thống nhất phương án phát hành hơn 48 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 với mức giá 10.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu. Sau phát hành, dự kiến vốn điều lệ của Tập đoàn BGI sẽ tăng từ 480 tỷ đồng lên gần 961 tỷ đồng.
Trong khi đó, trên thị trường, cổ phiếu VC7 của Tập đoàn BGI đang đỏ điểm trong phiên sáng 21/6 quanh mức 18.200 đồng/cp, nhưng đã tăng vọt gần 98% chỉ trong vòng 1 tháng qua. Như vậy, giá phát hành của BGI thấp hơn gần phân nửa thị giá.
Số tiền thu được từ đợt chào bán 480 tỷ đồng sẽ dùng để đầu tư dự án với Tập đoàn IUC.
Cụ thể, Tập đoàn BGI sẽ hợp tác với Tập đoàn IUC đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị phía Đông đường Thuỷ Dương - Thuận An, thuộc Khu E, Khu đô thị mới An Vân Dương. Giá trị là 480 tỷ đồng, tương ứng 22,26% tổng mức đầu tư của dự án. 
Rut kinh nghiem tu Novaland, Tap doan BGI tham vong lai dot bien va tang von gap doi
 
Tại Đại hội, cổ đông có khá nhiều thắc mắc dành cho ban lãnh đạo BGI.
Bao giờ Tập đoàn BGI mới triển khai nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Tập đoàn IUC từ 40% lên 51%? Vị thế của Tập đoàn IUC trên thị trường bất động sản cũng như tiềm năng, đóng góp cho Tập đoàn BGI khi thành công ty con như thế nào?
Tập đoàn IUC được thành lập từ năm 2009 và khi Tổng Công ty Vinaconex thoái vốn năm 2014, Chủ tịch Hoàng Trọng Đức đã mua lại và sở hữu 99,55%. Tuy nhiên từ năm 2020-2022, Chủ tịch đã nhượng lại cổ phần tại IUC sang cho Tập đoàn BGI 39,47% cổ phần. Tập đoàn IUC đã có năng lực nhiều năm trong lĩnh vực sàn giao dịch bất động sản như dự án của Tổng Công ty Vinaconex, của Công ty Vimeco, Vinaconex 1, Vinaconex 3, dự án 136 Hồ Tùng Mậu của BGI...
Năm 2022, BGI cũng có dự tính mua cổ phần từ IUC nhưng do thị trường khó khăn, BGI quyết định dồn tiền để triển khai dự án và trong tương lai gần sẽ tiếp tục mua để nâng sở hữu từ 40% lên 51%.
Hiện tại IUC là chủ đầu tư của một loạt dự án trong đó có Khu A và Khu E tại Huế đang phát triển rất tốt, nhưng tất cả các tên thương mại đều lấy BGI.
BGI đã định hướng IUC trở thành BGI Invest nhưng do nhiều yếu tố (tránh hoang mang của các nhà đầu tư nhầm tưởng IUC bán dự án cho bên thứ 3) nên định hướng này phải cần thời gian dài mới triển khai.
Với dự án Khu A và Khu E tại Huế, giá bán thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Mức giá bán kỳ vọng của Khu E là bao nhiêu?
Khu E với diện tích 24,57 ha là dự án rất hiệu quả mà BGI đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với IUC, giá bán dự tính tối thiểu là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên giá bán khả thi ở giai đoạn này là 35-40 triệu đồng/m2 (giá đất), cùng với doanh thu từ bán nhà thì dự kiến doanh thu cả dự án có thể lên tới 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận tương ứng 1.300 tỷ đồng.
Khu A diện tích 13,47 ha, khu chỉnh trang 220 lô tương ứng với gần 3 ha đất, trong đó giành 9 lô để tái định cư tại chỗ và BGI bán 211 căn tương ứng gần 2,78 ha đất. Tiền sử dụng tại Khu A đã được nộp đầy đủ và dự kiến bàn giao 107 căn bắt đầu tư cuối quý 3/2023, tiếpt ục kế hoạch triển khai nốt 104 căn còn lại. Giá trị bình quân từ 9-10 tỷ/căn.
Trước khó khăn chung của ngành bất động sản, điển hình như Tập đoàn Novaland đã lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Tập đoàn BGI cũng đang trên đà đi trên lĩnh vực này, vậy BGI rút ra bài học kinh nghiệm gì để tránh rơi vào tình trạng tương tự?
Về bài học từ Novaland, doanh nghiệp nào cũng có định hướng, chiến lược riêng. Nhưng tại Novaland, họ phát triển quá nhanh ào ạt, triển khai quá nhiều dự án cùng lúc, tiềm lực tài chính không đủ, dùng đòn bẩy tài chính quá lớn. Đó là bài học đắt giá.
Với chiến lược này trong thời kỳ bất động sản ổn, phát triển thì hướng đi này hoàn toàn tốt, nhưng trong tình hình thị trường xấu như hiện nay thì dẫn đến mất thanh khoản, cực kỳ nguy hiểm với tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng lĩnh vực bất động sản.
Còn ở đây, định hướng của BGI phát triển mạnh nhưng cực kỳ chắc chắn và sử dụng đòn bẩy tài chính rất ít, tất cả các dự án của BGI chỉ dùng tối đa 30% vốn và vao huy động khác, còn lại 70% là vốn chủ sở hữu hoặc huy động của khách hàng. Và đặc biệt BGI làm dự án nào xong dự án đó, dành nguồn lực tập dung để hoàn thành dự án một cách an toàn, tránh phân tán nguồn lực lan man.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN