9 tháng 2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 23% so với cùng kỳ, lên mức 5,121 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi khá trái ngược nhau. Trong đó lãi từ dịch vụ đạt hơn 626 tỷ đồng, tăng 34%; hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản lãi tăng 22%, đạt gần 66 tỷ đồng; hoạt động khác cũng lãi gần 328 tỷ đồng, tăng 32% do thu được các khoản nợ xử lý.
Ngược lại, mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 77 tỷ đồng và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 178 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2 mảng này đều có lãi.
|
Lãi ròng 9 tháng của OCB giảm tới 30% |
Thêm vào đó, OCB trích gần 920 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 39% do Ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng và ghi nhận số liệu phân nhóm nợ theo CIC và báo cáo tài chính theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 và văn bản 2156/NHNN-TTGSNH ngày 12/04/2022 của Ngân hàng Nhà nước.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của OCB chỉ đạt 2,118 tỷ đồng, suy giảm tới 30% so cùng kỳ. Riêng trong quý 3/2022, lãi ròng cũng giảm 18% về còn 727 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 3/2022, tổng tài sản tại của OCB đạt 193,150 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 113.587 tỷ đồng, tăng 11% so đầu kỳ; chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán xấp xỉ đầu kỳ với 39.422 tỷ đồng.
Tiền gửi của khách hàng lại tăng trưởng âm 0,54% khi ở mức 98.267 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kỳ này lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của OCB tiếp tục âm 1.151 tỷ đồng.
|
Tình hình nợ xấu của OCB |
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của OCB kỳ này gấp đôi cùng kỳ khi lên tới 2.801 tỷ đồng.
Trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 1.699 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Nợ nghi ngờ và dưới tiêu chuẩn cũng đều tăng mạnh lần lượt là 99% và 61% so đầu kỳ. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của OCB tăng mạnh từ mức 1,32% của đầu kỳ lên tới 2,46%.