Ngành bia tiếp đã hồi phục 2021, Sabeco sẽ lãi 5,4 nghìn tỷ đồng?

Nhận định về triển vọng ngành bia năm 2021, Chứng khoán SSI cho rằng, đà phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid vào năm 2022 mà không phải 2021.
 
 
Theo SSI, ngành bia rất nhạy cảm với đại dịch. Năm 2019, kênh phân phối tiêu dùng tại chỗ (on-premise) chiếm khoảng 70% tổng lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam, theo Euromonitor. Vào năm 2020, kênh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách xã hội. Đà phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng nhu cầu dự báo sẽ chỉ trở lại mức trước Covid vào năm 2022 mà không phải 2021.
Việt Nam đã xử lý rất tốt các đợt bùng phát Covid-19. Ngành dịch vụ ăn uống và giải trí đã được cải thiện và bắt đầu quay trở lại, nhưng vẫn cần nhiều thời gian hơn để hồi phục về mức trước Covid. Xu hướng khách ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, công viên giải trí, bảo tàng, v.v. vẫn còn yếu, giảm 10% so với mức cơ sở, theo báo cáo tháng 12/2020 của Google. Việc thiếu vắng khách quốc tế cũng góp phần khiến lượng tiêu thụ bia giảm. Theo GSO, chi tiêu của khách du lịch nước ngoài chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ năm 2019.
Về Nghị định 100, SSI nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng điều chỉnh thói quen uống rượu của họ, đặc biệt là ở các thành phố lớn (nơi tài xế thường xuyên được kiểm tra nồng độ khí thở). Người tiêu dùng đã dần quen với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (taxi, dịch vụ gọi xe). Tác động của Nghị định 100 có thể sẽ giảm dần khi người tiêu dùng bắt đầu tự giác chấp hành các quy định vì sự an toàn của chính họ.
Kênh phân phối mua về nhà (off-premise) dần trở nên quan trọng hơn. Do đó, các công ty bia đã bắt đầu tập trung hơn vào kênh off-premise và kênh thương mại hiện đại. Sabeco (SAB) cho biết công ty sẽ tiến xa hơn vào kênh thương mại hiện đại. Có thể nói, Heineken là nhãn hàng có sự hiện diện mạnh mẽ trong kênh thương mại hiện đại tại các thành phố lớn.
Phát triển sản phẩm vẫn là yếu tố cạnh tranh quyết định: Vì người tiêu dùng luôn muốn thử các sản phẩm mới, đặc biệt là những người trẻ, nên việc ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ rất quan trọng đối với các nhà sản xuất bia để đạt mức tăng trưởng cao hơn toàn ngành. Trong dài hạn, loại đồ uống lên men từ trái cây (cider/perry) ước tính ngày càng trở nên phổ biến hơn (mặc dù giá cao), với tỷ lệ CAGR về sản lượng tiêu thụ ước tính là 8% trong giai đoạn 2019-2024, cao hơn bia, rượu mạnh hoặc rượu vang, theo ước tính của Euromonitor.]
Nganh bia tiep da hoi phuc 2021, Sabeco se lai 5,4 nghin ty dong?
 
Về triển vọng tăng trưởng, đối với SAB, vào năm 2021, SSI ước tính doanh thu phục hồi 22,1% so với mức thấp năm 2020, với giá bán trung bình tăng 2% do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm. LNST ước tính 5,4 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ). Mặc dù doanh thu năm 2021 có thể thấp hơn mức năm 2019, nhưng LNST có khả năng vượt năm 2019 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện.
Về tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu, SSI dự báo lần lượt là 11% và 10,5% cho năm 2020 và 2021, cao hơn mức trong quá khứ (từ 7,6% -9,9% trong giai đoạn 2015-2019). Trong khi chi phí cho kênh on-premise có thể giảm trong giai đoạn hậu Covid, SAB có khả năng tăng chi phí để phát triển sự hiện diện trong kênh thương mại hiện đại, nơi các đối thủ đã cạnh tranh rất mạnh.
Năm 2022, SSI dự báo tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SAB lần lượt là 8,2% và 14,3% so với cùng kỳ.
SSI định giá PE năm 2021 là 25,8 lần đối với SAB, vẫn thấp hơn mức trước Covid (PE 2019 là 30,5 lần). SSI kỳ vọng định giá sẽ trở lại gần ngưỡng 30 lần khi các nhà đầu tư xem xét tăng trưởng 2021/2022.
Ngành này cũng sẽ gặp các vấn đề và rủi ro như tiêu thụ bia giảm nếu đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trong năm 2021. Đồng thời giá nguyên liệu tăng.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN