Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2024 và thời hạn bổ nhiệm là 3 năm.
Ông Bùi Tấn Tài tốt nghiệp cử nhân kinh tế của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, cử nhân quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nam California, Hoa Kỳ.
Ông Tài gia nhập ngân hàng từ năm 1995 và trải qua các vị trí như Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin và Giám đốc Khối Vận hành. Kể từ năm 2007, ông Tài được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc.
|
Ông Bùi Tấn Tài (trái) và ông Nguyễn Đức Thái Hân (phải) |
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thái Hân tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành vật lý lý thuyết của Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM.
Ông Hân gia nhập ACB từ năm 1994. Ông đã trải qua các vị trí như: Phó phòng Phòng Nghiên cứu và phát triển, Phó phòng Phòng Tín dụng, Trưởng phòng Phòng Kinh doanh tiền tệ, Giám đốc Khối Ngân quỹ, Giám đốc Khối Thị trường tài chính. Vào năm 2008, ông Hân được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc của ACB.
Bên cạnh đó, ông hiện còn là Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Sáng 18/1, Kỳ họp bất thường thứ 5 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025.
Điều khoản liên quan tới hoạt động của đại lý bảo hiểm trong Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.
Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo hướng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Luật có hiệu lực sẽ giúp hoạt động bancassurance được quản lý chặt chẽ hơn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập từ hoạt động bancassurance tại các ngân hàng TMCP.
Số liệu của MBS Research cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập từ bancassurance của 2 ngân hàng ACB và VIB sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Nguyên nhân do ACB và VIB có tỷ trọng thu nhập bancassurance trong tổng thu nhập ngoài lãi cao nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP.