Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng khả quan với 76 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 21 tỷ đồng.
Ngược lại, NCB lại bị lỗ hơn 2 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ trong khi cùng kỳ có lãi hơn 42 tỷ đồng.
Thêm vào đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh lao dốc 99% về vỏn vẹn gần 3 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm mạnh 70% còn hơn 7,5 tỷ đồng.
Kỳ này, NCB chi gần 54 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 45% so với cùng kỳ. Đồng thời, NCB cũng không trích các khoản xử lý theo phương án cơ cấu lại Ngân hàng trong khi quý 4/2021 phải trích hơn 326 tỷ đồng.
Sau cùng, NCB đạt lãi ròng 181 tỷ đồng, khả quan hơn mức lỗ hơn 203 tỷ đồng của cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB đạt hơn 309 tỷ đồng, giảm 59% so với năm trước.
Sau khi NCB chi ra hơn 268 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cộng với 40 tỷ đồng dành cho các khoản xử lý theo phương án cơ cấu lại Ngân hàng.
Do đó, NCB ghi nhận lãi ròng năm 2022 ở mức 0 đồng, trong khi năm 2021 lãi 1,4 tỷ đồng.
Theo NCB, trong năm Ngân hàng thực hiện thoái lãi, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực hiện trích lập dự phòng theo Phương án cơ cấu lại, đồng thời Ngân hàng tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của NCB đạt 89.847 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 15% khi chiếm 47.722 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng 11% so với đầu năm lên 71.350 tỷ đồng.
|
Tình hình nợ cho vay của NCB |