Mỗi tuần một doanh nghiệp: Định giá nào cho cổ phiếu VPB của VPBank?

VNDirect nâng đánh giá VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 75.000 đồng/cp để phản ánh thương vụ thoái vốn FE Credit trên báo cáo hợp nhất VPB.
Vào ngày 28/4/2021, VPB thông báo đã đạt được thỏa thuận với Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) trong việc bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit với tổng định giá vốn tại FE Credit là 2,8 tỷ USD. SMBC Consumer Finance Company (SMBCCF), công ty con sở hữu bởi SMFG, là pháp nhân trong thương vụ này.
Tập đoàn SMBC là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, với tổng tài sản trên 2.100 tỷ USD vào cuối năm 2020. Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư trên toàn thế giới, với sự xuất hiện tại hơn 40 quốc gia.
Moi tuan mot doanh nghiep: Dinh gia nao cho co phieu VPB cua VPBank?
 
SMBCCF là công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Nhật Bản với hơn 900 chi nhánh trên toàn cầu. Định giá 2,8 tỷ USD đối với thương vụ thoái vốn FE Credit cao hơn 8% so với mức định giá dự kiến đối với FE Credit là 2,3-2,6 tỷ USD (xem báo cáo Tiến gần tới thương vụ thoái vốn FE Credit), tương đương với P/B mục tiêu là 4,0 lần.
Ngân hàng dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi từ thương vụ thoái vốn này trong 6 tháng cuối năm 2021, do đó làm tăng vốn chủ sở hữu của VPB tại cuối năm 2021 lên 20.873 tỷ đồng, tương đương với giá trị sổ sách năm tài chính trên mỗi cổ phiếu là 35.693 đồng.
VNDirect sử dụng định giá P/B cho VBP với P/BV mục tiêu là 2,1 lần, thấp hơn 16% so với mức trung bình của các ngân hàng cùng ngành tại Việt Nam. Hệ số P/BV cho phép định giá VPB so với các ngân hàng khác và các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường toàn ngành ngân hàng.
Moi tuan mot doanh nghiep: Dinh gia nao cho co phieu VPB cua VPBank?-Hinh-2
 
VNDirect ghi nhận khoản lãi bất thường từ thương vụ thoái vốn FE Credit. VPB đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện ghi nhận khoản lợi nhuận này, dự kiến sẽ được ghi nhận vào nửa cuối năm 2021. Do đó giá mục tiêu tăng 33,2% lên 75.000 đồng (trước đây là 56.300 đồng) dựa trên P/BV là 2,1 lần cho năm 2021.
Sau đợt điều chỉnh thị trường vào tháng 7 năm 2021, giá cổ phiếu VPB đã giảm hơn 15% từ mức đỉnh 72.000 đồng xuống 56.400 đồng, sau đó dần hồi phục về 60.400 đồng.
VNDirect  cho rằng đây là thời điểm thích hợp tích lũy các cổ phiếu ngân hàng có ROE cao và tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai như VPB. Tiềm năng tăng giá là khả năng phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược. Rủi ro giảm giá là nợ xấu cao hơn dự kiến.
Moi tuan mot doanh nghiep: Dinh gia nao cho co phieu VPB cua VPBank?-Hinh-3
 
Đối với Ngân hàng mẹ, VPB có kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 50% từ 60.012 tỷ đồng lên 90.000 tỷ đồng vào cuối năm 2022 để trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất tại Việt Nam.
Trong năm 2021, bên cạnh việc tăng thêm vốn nhờ thương vụ thoái vốn tại FE Credit, VPB có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn, cụ thể như sau:
• Phát hành thêm 80% cổ phiếu – tương đương 1,97 tỷ cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng để trả cổ tức cho năm 2020.
• Phát hành thêm 0,6% ESOP, tương đương 150 triệu đồng.
• Phát hành thêm tối đa 15% cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.
VPB sẽ giảm lãi suất cho vay từ 1,0% - 1,5% để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chi phí dự kiến khoảng 600 tỷ đồng trong 6T cuối năm 2021.
Ngân hàng cũng tiết lộ kế hoạch tập trung kinh doanh cho lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số trong tương lai gần:
• Nâng cao trải nghiệm và tiện ích cho ứng dụng di động của VPB.
• Hợp tác với BE Group để ra mắt Cake by VPBank trong tháng 1/2021, một ngân hàng số cho phép khách hàng mở tài khoản trong 2 phút, với các tính năng như: chuyển hoặc nhận tiền, thanh toán hóa đơn và gửi tiết kiệm. Cake là ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trên ứng dụng gọi xe phục vụ hơn 10 triệu khách hàng và tài xế.
Với FE Credit: FE Credit sẽ tập trung chủ yếu vào các khách hàng quen thuộc, đồng thời cố gắng mở rộng sang các khách hàng tiềm năng khác như bộ phận bác sĩ, giáo viên...
Ngoài ra, việc SMBC - công ty tài chính lâu đời tại Nhật Bản trở thành cổ đông sẽ giúp FE Credit có thêm kinh nghiệm và chiến lược để tăng sức ảnh hưởng của mình tại thị trường Việt Nam trong tương lai.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN