Mức tăng lợi nhuận này của LPB chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần 6.720 tỷ, tăng 11%; hoạt động dịch vụ tăng 59% lên 627 tỷ; mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 727% lên 34 tỷ; mua bán chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ 54 tỷ của năm trước sang có lãi 138 tỷ đồng; hoạt động khác vọt 404% khi đạt 190 tỷ đồng.
Do đó, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 61% so với năm trước, LPB vẫn ghi nhận lãi trước và sau thuế cả năm tăng 19% và 16%, đạt gần 2,427 tỷ đồng và 1,862 tỷ đồng.
Riêng trong quý 4, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của LPB tăng gấp 3 lần khi chiếm 378 tỷ đồng, LPB vẫn báo lãi sau thuế quý 4 tăng 61% khi hơn 466 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của LPB đã tăng 20% so với đầu năm, lên mức 242,343 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 28% khi đạt 174,525 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng 2020 đạt 176.621 tỷ đồng, tăng 25,7% được hỗ trợ bởi việc phát hành thành công vốn cấp 2 thông qua 2 đợt trong tháng 12/2020 thu về tổng cộng 2,75 nghìn tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của LPB tại thời điểm cuối năm 2020 đã tăng 24% so với đầu năm, ghi nhận 2,528 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của LPB vẫn xấp xỉ đầu năm, duy trì ở mức 1.43%.