Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng giảm trái chiều. Trong đó, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư và hoạt động khác là 11 tỷ đồng và 2,7 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 68% lên 65 tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động ngoại hối gấp 6 lần khi đạt 30 tỷ đồng.
Sau khi trừ 332 tỷ chi phí hoạt động, Kienlongbank đạt lợi nhuận thuần trước dự phòng 221 tỷ đồng.
Cộng thêm chi phí dự phòng rủi ro tăng lên 94 tỷ đồng trong quý 1/2022 khiến lợi nhuận trước thuế của KienlongBank giảm so với cùng kỳ năm trước khi chỉ đạt 127 tỷ đồng. Lãi sau thuế cũng giảm về còn 101 tỷ đồng.
Theo giải trình của Kienlongbank, kỳ này ngân hàng không còn phát sinh khoản thu nhập từ việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được NHNN phê duyệt như quý 1/2021 nên lợi nhuận sụt giảm.
Trong năm 2022, Kienlongbank đặt kế hoạch 660 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy trong quý 1 ngân hang thực hiện được 19% chỉ tiêu đề ra.
Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản Kienlongbank giảm gần 3.000 tỷ xuống còn 80.844 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 17% về mức 864 tỷ đồng, tiền gửi NHNN cũng giảm xuống 1.051 tỷ đồng, tiền gửi và cho vay TCTD khác tăng 5,8% lên 31.619 tỷ đồng.
Đặc biệt, cho vay khách hàng của Kienlongbank giảm 5,7% về mức 36.181 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tại Kienlongbank tăng 2% so với đầu năm, lên mức 52.418 tỷ đồng.
|
Kết quả kinh doanh quý 1/2022 của Kienlongbank |