Hàng loạt "chất độc" trong mỹ phẩm có thể gây hại cho sức khỏe

Khá nhiều hóa chất trong các loại mỹ phẩm không có lợi cho sức khỏe, trong khi đó, da hấp thu khoảng 60% hóa chất trong sản phẩm.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, sản xuất và Kinh doanh mỹ phẩm là một ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Mặc dù hiện nay công nghệ sản xuất mỹ phẩm đã được cải thiện đáng kể và nhất là chú trọng sử dụng những nguyên liệu an toàn từ thiên nhiên nhưng nhiều sản phẩm vẫn có các hóa chất độc hại.
Khá nhiều hóa chất trong các loại mỹ phẩm không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa 
Dẫn nguồn tin báo Pháp luật TP HCM, theo nghiên cứu, da hấp thu khoảng 60% hóa chất trong sản phẩm. Do đó dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ mỹ phẩm có hóa chất mỗi ngày nhưng trong một thời gian dài thì lượng hóa chất tích tụ lại có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hương liệu: Hương liệu được tổng hợp từ rất nhiều hóa chất nhưng lại không được ghi thành phần ngoại trừ loại có mùi tự nhiên như tinh dầu. Bạn nên tránh các loại hương liệu tạo mùi trong mỹ phẩm.
Formaldehyde và các dạng từ formaldehyde: Gần 1/5 mỹ phẩm chứa chất gây ung thư này, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc móng, nhuộm tóc, làm thẳng tóc, mi giả, dầu gội…
Dầu khoáng, dầu khí (petrolatum, petroleum jelly và paraffin): Đây là thành phần cơ bản trong nhiều loại mỹ phẩm như kem nền, sữa rửa mặt, dầu dưỡng ẩm… Nhưng loại dầu này có thể gây tắc lỗ chân lông, tạo mụn. Ngoài ra, chúng còn có thể chứa 1,4-dioxane, có thể gây ung thư ở động vật.
Parabens (propyl-, isopropyl-, butyl-, và isobutyl-): Được dùng như chất bảo quản, có khả năng gây phát triển tế bào ung thư dù chỉ dùng một lượng nhỏ. Có cấu trúc như estrogen gây rối loạn nội tiết tố, nam giới dùng sản phẩm chứa parabens có thể bị giảm số tinh trùng, ít testosterone.
Ethanolamines: Tạp chất xuất hiện trong các hóa chất này là nitrosamines có thể gây ung thư, có hại cho hô hấp và nội tạng.
Oxybenzone (benzophenone), octinoxate: Có trong các loại kem chống nắng, son dưỡng chứa SPF, có thể bắt chước hormone gây rối loạn nội tiết tố và hệ sinh sản. Oxybenzone gây trưởng thành sớm ở trẻ em gái, ít tinh trùng ở nam giới, tăng nguy cơ ung thư ở nam và nữ. Chất này tích tụ trong mô mỡ gây dị ứng.
Hydroquinone (tocopheryl acetate): Gây bệnh tổn thương màu xanh đen lên da, tăng nguy cơ ung thư da. Thường có trong sản phẩm làm trắng da.
Butylated hydroxyanisole (BHA): Chất này đã được cảnh báo rất nhiều về khả năng gây ung thư. Ở liều cao, nó có thể làm giảm testosterone và hormone tuyến giáp.
Triclosan và triclocarban: Dùng làm chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm, có thể gây rối loạn nội tiết, dậy thì sớm, tinh trùng kém chất lượng, vô sinh, béo phì, ung thư… Trẻ em tiếp xúc nhiều với chất này sớm dễ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, eczema.
Thành phần than tar (aminophenol, diaminobenzene, và phenylenediamine): Có thể gây ung thư, thường có trong dầu gội chống gàu, kem, xà bông, thuốc mỡ. EU đã cấm thành phần này.
Toluene: Thường có trong sơn móng, nhuộm tóc… Có khả năng gây độc cho thần kinh, gây kích ứng làm khó thở, buồn nôn.
Mica, silica (crystalline), talc, and nanoparticled titanium dioxide (TiO2): Khi ở trong phấn, sản phẩm dạng xịt, những mảng nhỏ này có thể bị hít vào, tích tụ trong phổi và cơ thể, lâu dài sẽ gây bệnh cho phổi.
Methylisothiazolinone, methylchloroisothiazolinone, and benzisothiazolinone (2-methyl-4-isothiazoline-3-one, Neolone 950, MI, OriStar MIT, and Microcare MT, 5-Chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one và MCI): Đây là những chất bảo quản phổ biến thường được dùng trong sản phẩm dạng lỏng, có thể gây độc cho phổi, gây dị ứng, hại cho thần kinh. EU đã cấm những chất này.
Kim loại nặng như thủy ngân, chì, arsenic, nhôm: Nếu tích tụ trong cơ thể, kim loại nặng có thể tác động lên não, hệ thống thần kinh, gây rối loạn nội tiết, ung thư. Có thể ở các dạng khác như calomel, lead acetate, mercurio, mercurio chloride, hay thimerosal trên nhãn.
Resorcinol (1,3-benzenediol, resorcin, 1,3-dihydroxybenzene, m-hydroxybenze, m-dihydroxyphenol): Có trong thuốc nhuộm tóc, dầu gội, trị mụn… Có thể gây kích ứng, dị ứng da, có hại cho hệ miễn dịch, rối loạn tuyến giáp ở động vật.
Theo Minh Châu/VietQ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN