Giá điện tăng, người dân mất thêm bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Việc giá điện tăng lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1/12/2017 sẽ khiến mỗi hộ dân mất từ 13.800 đến 34.800 đồng/tháng.
“Với hộ khách hàng sinh hoạt đáng áp dụng 6 biểu giá bậc thang, mỗi thang giá có một mức độ tác động khác nhau. Hộ tiêu tụ 50kW/h mỗi tháng thì tăng 3.250 đồng, hộ tiêu tụ 100kW/h mỗi tháng thì tăng 6.600 đồng, hộ tiêu tụ 200kW/h mỗi tháng thì tăng 13.800 đồng, hộ tiêu tụ 300kW/h mỗi tháng thì tăng 23.600 đồng, hộ tiêu tụ 400kW/h mỗi tháng thì tăng 34.800 đồng”, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết.
Tại buổi họp báo về quyết định tăng giá điện lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1.12.2017, tương đương 6,08% đang diễn ra chiều nay tại Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của PV về ông việc đánh giá tác động cụ thể tới chỉ số CPI và đời sống người dân sau khi tăng giá xăng, giờ tiếp tục tăng giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc đánh giá tăng giá điện, được tổ chức rộng rãi.
Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn công tác, ngoài cán bộ Bộ Công Thương còn có người của VCCI, Văn phòng Quốc hội, MTTQ… Dựa trên báo cáo kiểm toán của EVN và các tập đoàn thành viên, tổ công tác đã tổ chức kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ.
 Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương). (Ảnh: H.T)
Sau khi kiểm tra đã có TCBC gửi tới phóng viên các báo. Một trong các cơ sở để xem xét điều chỉnh giá điện theo quyết định 24, ngoài ra còn căn cứ vào quyết định 28 của Chính phủ, căn cứ khung giá bán lẻ điện giai đoạn 2016 – 2020 và báo cáo kiểm tra giá thành sản phẩm.
Với hộ khách hàng sinh hoạt đáng áp dụng 6 biểu giá bậc thang, mỗi thang giá có một mức độ tác động khác nhau. Hộ tiêu tụ 50kW/h mỗi tháng thì tăng 3.250 đồng, hộ tiêu tụ 100kW/h mỗi tháng thì tăng 6.600 đồng, hộ tiêu tụ 200kW/h mỗi tháng thì tăng 13.800 đồng, hộ tiêu tụ 300kW/h mỗi tháng thì tăng 23.600 đồng, hộ tiêu tụ 400kW/h mỗi tháng thì tăng 34.800 đồng.
Theo thống kê năm 2016, có 5,4 triệu khách hàng, chiếm 22% khách hàng tiêu thụ 50 - 100 kW/h, với mức sống sinh hoạt hiện nay thì những hộ này còn ít nhưng đây là số liệu chính thức. Dưới 50 kW/h là 4,1 triệu hộ. Tới 200kW/h là 2 triệu hộ.
“Chính phủ hỗ trợ cho các hộ nghèo, chính sách mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên, theo đó các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ số tôn 51.000 đồng/tháng. Đối tượng nào được hưởng thì theo quy định chung của Nhà nước. tổng số tiền hỗ trợ là trên dưới 200 tỷ đồng/năm”, ông Tuấn nói.
Về câu hỏi tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành tham gia đóng góp ý kiến thì trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời thì giá điện làm tăng chỉ số giá sản xuất 0,07%, giá tiêu dùng 0,08%”.
Theo Hoàng Thắng/Dân Việt

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN