Công ty của người tình tin đồn ca sĩ Mỹ Tâm ở đâu trong cuộc chiến với 'nữ hoàng cá tra'?

Hùng Vương của ‘vua cá tra’ Dương Minh Ngọc đang dần đuối sức trước sự lớn mạnh của Vĩnh Hoàn – công ty được chèo láo bởi ‘nữ hoàng cá tra’ Trương Thị Lệ Khanh.
 

‘Vua’ sẩy chân, ‘nữ hoàng’ lên ngôi

Từ những năm 2014-2015, CTCP Thuỷ Sản Hùng Vương (HVG) là một doanh nghiệp lớn có tiếng tăm trên sàn chứng khoán với khối tài sản khủng và hàng loạt các thương vụ thâu tóm cổ phần đình đám. Khi ấy, Công ty sở hữu 11 nhà máy chế biến cá, trang thiết bị hiện đại, công suất 400.000 tấn/năm.

Ít ai ngờ rằng, sự nghiệp cả đời của đại gia Dương Ngọc Minh thời điểm hiện tại phải đang ngụp lặn trong nợ nần, thua lỗ. Nguyên nhân khiến Hùng Vương kinh doanh bết bát và lâm vào cảnh nợ nần một phần là do thị trường thủy sản chung gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng vào năm 2015.

Cung cầu nguyên liệu cá tra không cân đối và trở ngại về thuế quan của những thị trường xuất khẩu nước ngoài. Tới năm 2016, nhiều đại gia ngành thủy sản đã báo lỗ cả ngàn tỷ, thậm chí bên bờ vực phá sản.

Trái với sự sụt giảm của ‘vua cá tra’, CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) thời kỳ đó lại thu về kết quả tăng trưởng thần kỳ khi hái được quả ngọt từ những dự án về collagen peptide và gelatin, dần dần chiếm lấy ngôi vị ‘nữ hoàng cá tra’.

Khép lại năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt 250 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá tra đạt 236 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ.

Vĩnh Hoàn tiếp tục giữ vị trí là công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam với thị phần 11 tháng 2015 đạt 14,5%, so với 11,7% của năm 2014. Kim ngạch quý 4/2015 đạt 69 triệu USD, cao nhất trong năm, tăng 22,5% so với quý 3/2015.

Nắm bắt được tiềm năng to lớn của thị trường collagen peptide và gelatin nguồn gốc thủy sản cũng như nhằm tối ưu hóa giá trị phụ phẩm từ quá trình sản xuất cá tra, từ 2010, Vĩnh Hoàn là công ty Việt Nam đầu tiên triển khai nghiên cứu và đưa vào sản xuất thực nghiệm thành công hai sản phẩm này, với nguồn nguyên liệu từ da cá tra.

Cong ty cua nguoi tinh tin don ca si My Tam o dau trong cuoc chien voi 'nu hoang ca tra'?
 Vĩnh Hoàn và Hùng Vương ở đâu trong cuộc chiến?

Trong quý gần nhất, Hùng Vương lỗ khủng trong khi Vĩnh Hoàn lãi lớn

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng năm 2019, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ đạt gần 210 triệu USD, giảm tới gần 44% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo mức giảm chưa dừng lại ở đó.

Đối mặt với khó khăn chung của ngành thuỷ sản, Hùng Vương còn phải chịu đau kép khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp thuế đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ của Hùng Vương là 3.87 USD/kg, mức cao nhất trong số danh sách công ty xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Mức thuế này làm giảm cạnh tranh của Hùng Vương vào thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ hai của Việt Nam là Mỹ, sau Trung Quốc.

Với công ty của 'nữ hoàng cá tra', Vĩnh Hoàn lại may mắn hơn khi được hưởng thuế cá tra 0% tại Mỹ vì có thể đáp ứng các tiêu chí của Đạo luật Farm Bill (có hệ thống pháp luật kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền; có năng lực thực thi pháp luật; trong toàn bộ quá trình chuỗi sản xuất từ con giống, ao nuôi, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu).

Chỉ xét về mức thuế bị áp khi xuất hàng vào thị trường Mỹ, Vĩnh Hoàn của ‘nữ hoàng cá tra’ Trương Thị Lệ Khanh đã có lợi thế phần nào so với ‘vua cá tra’ Dương Ngọc Minh.

Trong quý 3 vừa rồi, tuy doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh 35% so cùng kỳ nhưng lũy kế 9 tháng Vĩnh Hoàn đã hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận.

Cụ thể, Vĩnh Hoàn mang về 1.882 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 3/2019, giảm gần 26%. Song song đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 43% và 11% so với cùng kỳ góp phần làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm hơn 58% đạt 254 tỷ đồng.

Trước đó, Vĩnh Hoàn cho biết hoạt động kinh doanh của công ty đã gặp một số khó khăn trong quý 3 đến từ việc các khách hàng Mỹ kéo dài chính sách giảm hàng tồn kho. Điều này đã ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này, khiến doanh thu suy giảm.

Năm 2019, trước những khó khăn của ngành thủy sản Vĩnh Hoàn đã đặt kế hoạch kinh doanh tương đối thận trọng, cụ thể doanh thu chỉ tăng 8,4%, ước đạt 10.047 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế đặt ra là 1.255 tỷ đồng, giảm 13% so với thực hiện năm 2018. 

Dựa trên mục tiêu đề ra, tính lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn đạt 5.699 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ và thực hiện 57% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của của Công ty thủy sản này đạt 981 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ, tương ứng với thực hiện được 80% kế hoạch năm 2019.

Tổng tài sản của Vĩnh Hoàn tại ngày 30/9 đã tăng 3% so với đầu năm lên gần 6.500 tỷ đồng với 72% là tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền gửi, các khoản phải thu và tồn kho. Trong đó, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ đã tăng hơn 30% chủ yếu do tăng thành phẩm, đạt gần 1.779 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vĩnh Hoàn còn tích lũy được khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khá lớn với gần 3.644 tỷ đồng, chiếm hơn 56% tổng tài sản.

Còn với Hùng Vương, Công ty báo doanh thu giảm gần 59%, chỉ đạt 687 tỷ đồng, lần nữa lại lâm vào cảnh kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ gộp hơn 36 tỷ đồng trong quý 4/2019 (niên độ 1/10/2018 - 30/9/2019).

Cùng kỳ năm trước, Hùng Vương ghi nhận doanh thu tài chính bất thường 229 tỷ đồng và khoản lợi nhuận khác 152 tỷ đồng trong khi năm nay không phát sinh.Cùng với đó, tổng các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong quý này là 190 tỷ đồng, tăng 20%.

Các yếu tố này dẫn đến lợi nhuận trước thuế quý 4 giảm sâu từ 416 tỷ xuống còn 237 tỷ đồng, lỗ ròng gần 242 tỷ đồng. Lũy kế cả năm tài chính 2019, Hùng Vương đạt doanh thu thuần gần 3.952 tỷ đồng, giảm hơn 51% và lỗ ròng đến 476 tỷ đồng.

Với khoản lỗ lớn vừa mới ghi nhận thêm, lỗ luỹ kế của Hùng Vương đã tăng lên mức 892 tỷ đồng. Tính đến 30/9, vốn chủ sở hữu của Hùng Vương teo tóp lại còn 1.563 tỷ đồng từ mức 2.143 tỷ đồng hồi đầu năm tài chính.

Hùng Vương cũng ghi nhận nợ phải trả gần 7.214 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Phần tăng lên chủ yếu là tiền phải trả người bán ngắn hạn, tăng từ 2.475 tỷ đồng lên đến 3.417 tỷ đồng.

Riêng tổng lượng nợ vay của Hùng Vương vào cuối năm tài chính 2019 là 3.062 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn chủ sở hữu. 

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là chủ nợ lớn nhất của Hùng Vương, với tổng cho vay hơn 2.005 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với gần 601 tỷ đồng.

Với sự chênh lệch về kết quả kinh doanh ghi nhận được, không ngoa để nói, ‘vua cá tra’ đã bị ‘nữ hoàng cá tra’ vượt mặt và bỏ rất xa.

Cổ phiếu HVG cũng chưa bằng 1/10 thị giá của cổ phiếu VHC

Cong ty cua nguoi tinh tin don ca si My Tam o dau trong cuoc chien voi 'nu hoang ca tra'?-Hinh-2
 Diễn biến cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn trong 1 năm qua.
Cong ty cua nguoi tinh tin don ca si My Tam o dau trong cuoc chien voi 'nu hoang ca tra'?-Hinh-3
 Diễn biến cổ phiếu HVG của Hùng Vườn trong 1 năm qua.

Trên thị trường, thị giá cổ phiếu VHC của Vĩnh Hoàn tuy có giảm về vùng đáy của 1 năm trước đây nhưng vẫn dao động quanh mốc 78.000 đồng/cp. Trong khi đó cổ phiếu HVG chỉ giao dịch quanh mức hơn 7.000 đồng/cp, chưa bằng 1/10 so với thị giá cổ phiếu VHC.            

Tuy vậy, điểm sáng ở cổ phiếu HVG là đang trong giai đoạn tăng mạnh mặc cho kết quả kinh doanh có thua lỗ. Từ vùng giá dưới 3.000 đồng/cp trước ngày 21/10/2019, đến nay sau hơn nửa tháng, HVG có 14 phiên tăng trần trong tổng số 18 phiên giao dịch. Trong đó có phiên giao dịch lên mức giá 7.230 đồng/cp.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN