Tại Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản" diễn ra tại TP. HCM, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam đã đưa ra các yếu tố để tạo nên sự phát triển của thị trường bất động sản.
Đó là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và ổn định; Khả năng liên kết giữa các đô thị ngày càng mở rộng; Doanh nghiệp bất động sản gia tăng tiềm lực; Nhu cầu đất nền và Bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng ngày càng được ưa chuộng.
Hiện nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, tốc độ tăng GDP cao hơn các năm trước. Tốc độ GDP ở con số từ 6% trở lên trong năm 2020. Thu nhập của người dân ngày càng tăng trưởng; đây là nguồn thu để người ta bỏ tiền vào BĐS.
Đây cũng là động lực cho các doanh hoạt động trong BĐS. Khả năng kết nối giữa các đô thị ngày càng tăng cao, Hà Nội và TP.HCM đều có dự án đường cao tốc để kết nối các địa phương với nhau.
Doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng các địa phương, vùng lân cận dể đa dạng hóa sản phẩm của mình. Những nhà đầu tư chuyên về BĐS không còn đơn điệu mà có nhiều sự lựa chọn hon. Đây là yếu tố của các doanh nghiệp sẽ có thu nhập từ các nhà đầu tư mua. Bên cạnh đó, doanh nghiệp BĐS gia tăng về tiềm lực tài chính của họ.
Tăng vốn là có lý do để phát triển các dự án trong thời gian tới. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận được nhiều dự án, lý do BĐS có thể tiếp tục tăng trưởng.
“Linh động và đa dạng sản phẩm đã niêm yết đa phần là doanh nghiệp lớn vẫn đi tìm dự án, quỹ đất để phát triển liên tục chứ không dừng. Đây là yếu tố cân nhắc để bỏ vào cổ phiếu của họ.
Không chỉ phát triển, thị trường bất động sản còn tăng trưởng bền vững nhờ hấp thụ tồn kho từ những dự án của các năm trước đó, đồng thời các dự án có sự chuẩn bị về mặt pháp lý tốt hơn”, ông Phương nhận định.
|
Ông Trương Hiền Phương. |
Từ đó, ông Trương Hiền Phương cũng đưa ra những nhận định về các công ty bất động sản và cổ phiếu bất động sản. Ông cho biết, theo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản, biên lợi nhuận những năm gần đây có sự tăng trưởng tốt và dần ổn định.
Ông cũng cho biết, doanh nghiệp BĐS muốn hoạt động tốt thì tập trung vào mở rộng nguồn vốn để đầu tư vào dự án. Hiện nay, cơ cấu nợ vay ngắn hạn và trung hạn của các doanh nghiệp BĐS đã giảm dần nên hoạt động của các doanh nghiệp này bền vững hơn vì không quá phụ thuộc vào ngân hàng.
Còn với cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS, ông Phương cho rằng hai tiêu chí quan trọng để xem xét đầu tư là PE (hệ số giá trên thu nhập) và PB (hệ số giá trên giá trị sổ sách).
Hiện nay, PE trung bình của các doanh nghiệp BĐS là dưới 10 (trong khi con số lý tưởng trung bình là 14), hệ số PE càng cao thì càng nên cân nhắc khi chọn cổ phiếu.
Còn PB của các doanh nghiệp BĐS trong khoảng 1, phản ánh đúng giá trị sổ sách và thị giá cổ phiếu, trong khi các nhóm ngành khác hệ số này dao động trong khoảng 1-4.
Đầu tư cổ phiếu chỉ nên tập trung vào các chỉ số trên 50%, còn lại phụ thuộc vào thời điểm đầu tư. Ở những thời điểm khó khăn, giá sụt giảm nhà đầu tư nên mua vào. Đầu tư tài chính quan tâm đến biên lợi nhuận thu về được.
“Đây là thời điểm tuy có khó khăn nhất định nhưng là lúc tốt để mua vào cổ phiếu bất động sản, mang sinh lợi nhiều nhất cho các nhà đầu tư”, ông Phương đánh giá.