Theo đó, Công ty có phương án tăng vốn 1:1 cho cổ đông hiện hữu với ổng khối lượng phát hành dự kiến 13,95 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 279 tỷ đồng. Cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, tương ứng lượng vốn cần huy động hơn 139 tỷ đồng.
Dự kiến, toàn bộ số tiền huy động được từ đợt phát hành được dự kiến để đầu tư xây dựng nhà máy may TDT Đại Từ giai đoạn 2 (100 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (39.5 tỷ đồng).
Song song đó, HĐQT công ty còn đề xuất việc chuyển cổ phiếu TDT đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Sau khi tăng từ 11.850 đồng lên 22.900 đồng, cổ phiếu TDT có xu hướng điều chỉnh về Fibonaci thoái lui 50% giá 18.900 đồng, sau đó chạm hỗ trợ bật lên.
Theo nguyên lý sóng Elliot, TDT giảm về vùng 50% sẽ bật lên trước khi điều chỉnh lên vị trí cao hơn. Với TDT chú ý vùng hỗ trợ MA20 ở mức giá 18.5000 - 18.800 và kháng cự là 25.900 đồng.
Với quan điểm của tôi, thông tin chuyển sàn và tăng vốn là tốt, chuỗi điều chỉnh vừa qua là chuỗi tăng nóng và thông tin tăng vốn nhưng “Cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng” dễ làm thất vọng nhà đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên, ngày 26/12/2020 vừa qua, TDT ban hành Nghị quyết về việc giao khoán kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 cho Ban Tổng Giám đốc Công ty, kế hoạch doanh thu năm 2021 là 475,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 41,5 tỷ đồng (tương đương EPS ~ 3000). Theo đó, TDT vẫn là doanh nghiệp tốt và có nhiều triển vọng trong tương lai.