F0 là ai?
Nhà đầu tư mới thường tham gia ở đoạn cuối sóng, cổ phiếu đã đi 2/3 chặn đường thì mới tham gia. Vì sao? Vấn đề xoay quanh 2 chữ "NIỀM TIN", khi thị trường tăng 70% thì báo chí, tin tức bơm hàng loạt, nào là "thị trường chứng khoán tăng mạnh", "kênh đầu tư chứng khoán vượt mặt BDS"... Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng dòng tiền, thu hút sự chú ý nhà đầu tư mới.
- Chân ướt chân ráo vào thị trường, nhà đầu tư không hề biết phải bắt đầu từ đâu. Nên việc cơ bản nhất là mở tài khoản, tìm hiểu cách mua bán, mã cổ phiếu.... Đây là các khái niệm căn bản.
Nhưng mua mã nào để sinh lãi là một câu hỏi lớn và khó đối với F0, họ đi tìm câu trả lời trên các diễn đàn chứng khoán, tham gia hàng trăm room, giao dịch lướt sóng liên tục. Nhịp độ rất lớn.
Đa phần nhà đầu tư đều lãi rất mỏng, chuyên bán non, còn lỗ thì lại lỗ to. Ví dụ lúc mua đúng mã tốt như GAS gặp điều chỉnh mạnh thì bán, bán xong cổ phiếu chạy lại tiếc nuối. Rút kinh nghiệm từ GAS và áp dụng ở FLC, mua ngay đỉnh không dám bán vì không nhận ra mình đu đỉnh, bán xong sợ chạy lại tiếc, tiếp tục gồng lỗ chờ ngày về bờ.
Càng gồng lâu càng lỗ nhiều thì sức gồng cũng mạnh mẽ hơn rồi đến khi phát hiện ra cổ phiếu đã qua đỉnh từ lâu, ngày về bờ tính bằng năm thì tài khoản đã cháy 50% rồi. Thị trường tăng, hàng trăm mã tăng nhưng anh em vẫn lỗ như thường.
- Khi F0 tham gia thì thị trường tăng 2/3 sóng lớn, loay hoay thêm 1/3 sóng nữa là hết. Bước vào thị trường giá xuống (downtrend). Vn-Index giảm 30%. Các cổ phiếu trụ VN30 bốc hơi 30-40% là điều bình thường, có những phiên giảm trắng bên mua, hàng trăm cổ phiếu thượng vàng hạ cám sàn la liệt. Đây được gọi là "CHỌN LỌC TỰ NHIÊN".
Lớp nhà đầu tư trước lỗ thì tiếp tục lỗ, còn lãi trước đó thì lại lỗ nặng hơn trong giai đoạn này vì sự tự tin và thiếu hiểu biết. Ở đoạn cuốn sóng trước có những nhà đầu tư ăn 50-70% tài khoản nhưng size rất nhỏ vì họ luôn thận trọng khi bước vào 1 lĩnh vực mới.
Đến khi thấy thị trường dễ ăn mới bắt đầu bơm vốn thêm và bắt đầu dùng margin. Lúc bỏ 100 triệu đồng vào trading thắng 50% lên 150 triệu, nộp thêm 150 triệu nữa nâng vốn lên 300 triệu. Margin thêm 200 triệu nữa nâng lên 500 triệu, đến khi gặp thị trường xấu, lỗ 20% thì đã bay mất 100 triệu...
- Ở thị trường downtrend thì bulltrap xảy ra liên tục hầu như F0 không hề biết khái niệm này, cứ nghĩ chỉnh 10-15% rồi tăng lại, nhưng không, ngay cả bluechip như MWG, VCB, HPG giảm 30-40% là chuyện bình thường. Sau vài nhịp rơi thấy cổ phiếu hồi mạnh trong phiên cứ ngỡ đáy rồi, nhảy vào đua lệnh, T3 cổ phiếu về thì lỗ. Càng mua càng lỗ đến khi anh em không còn dám mua nữa thì đó là đáy...
- Đợt downtrend đầu tiên sẽ đào thải khoảng 50% nhà đầu tư, cú tát của thị trường giúp anh em tỉnh ra và biết rằng việc kiếm tiền không dễ. Nỗi sợ hãi, hoang mang tột độ sẽ bao trùm thị trường chứng khoán. Hàng loạt room zalo, telegram bị giải tán bởi những "thánh chứng", rồi diễn đàn tràn ngập những bài "phốt" môi giới đưa nhà đầu tư lên đỉnh, ủy thác cháy tài khoản và bỏ trốn...
50% nhà đầu tư còn lại sẽ trở thành F1 sau khi vượt qua được sự chọn lọc thảm khốc.
F1 là ai?
Cú tát của thị trường giúp anh em tỉnh táo hơn phần nào, lúc này anh em mới hiểu để tồn tại và sóng sót trên thị trường thì phải đi trên đôi chân của mình. Hành trình học hỏi, tìm tòi mới thật sự bắt đầu khi trở thành F1. Số lượng room và diễn đàn mà anh em tham gia giảm đi đáng kể.
- Anh em bắt đầu tiếp cận phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, đi học thầy này thầy nọ, áp dụng phương pháp ông này ông kia từ đông sang tây, nhưng đa phần chỉ là học những kiến thức "trên ngọn cây". Kiến thức rời rạc và áp dụng rập khuôn như đối với kỹ thuật, RSI dưới 30 thì mua trên 70 thì bán hay gãy trend thì bán, còn đối với cơ bản thì nợ vay cao thì không tốt, hay biên lợi nhuận cao thì tốt...
- Sau khi thị trường kết thúc dowtrend thì anh em đang đứng trước một đợt uptrend. Những đau thương mất mát trước đó sẽ ám ảnh, làm cho anh em sợ hãi, lúc nào cũng trong tâm thế nghi ngờ, cảnh giác cao độ nên sẽ không mua được cổ phiếu ở vùng đáy.
- Ở lần này thì thị trường đã tăng 1/2 chặn được anh em mới dám lên tàu. Bao nhiêu kiến thức từ đông sang tây vừa học được nay anh em có dịp đem ra xài. Phân tích lỹ thuật báo tín hiệu mua, anh em mua cứ thế là lãi, phân tích cơ bản cổ phiếu này cổ phiếu kia mua xong cũng lãi. Cứ mua là lãi.
Phong độ lên cao ngất trời, lằn ranh giữa may mắn và tài năng bị xoá bõ hoàn toàn. Anh em bắt đầu vay margin, nợ ngoài đánh tiếp. Đơn giản vì sự tự tin và tự tin đến mù quáng.
- Thị trường tăng gấp đôi, anh em ăn x2 x3 tài khoản, nhưng vẫn còn muốn ăn nữa đơn vì anh em biết mình "giỏi", mình đánh x2 x3 cơ mà. Giỏi thì mới kiếm được tiền, tự nhận thức bản thân méo mó.
Rồi chuyện gì tới cũng sẽ tới, có đáy ắt có đỉnh, đó là quy luật chung của tự nhiên. Qua đỉnh rồi anh em vẫn sẽ gồng, chống lại thị trường, ảo tưởng sức mạnh.... Thị trường tát anh em thêm 1 lần nữa để cho anh em nhận ra là "thì ra mình hên chứ không phải hay".
Ăn cú downtrend thứ 2. Đợt sàn lọc này lại lọc tiếp 50%. Bây giờ chỉ còn 25% F0 có thể vượt qua, đứng lên và đi tiếp để trở thành F2.
F2 là ai?
Sau 2 lần cháy tài khoản thì anh em giống như con ếch vừa mới ra khỏi cái giếng vậy. Những thứ mình học được chỉ là giọt nước trong đại dương mênh mông. Cái tôi của anh em bắt đầu nhỏ dần lại, nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn, giống như sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cuối đầu... Anh em chuyển hướng học hỏi từ "rộng" sang "sâu".
Hệ thống lại kiến thức, biết mình cần học cái gì, cần bõ qua cái gì. Lúc này anh em sẽ vào sóng sớm hơn, 1/3 đoạn đường anh em đã vào nhờ kinh nghiệm của những lần cháy tài khoản trước. Khi chuyển từ rộng sang sâu thì lợi nhuận giảm xuống vì cái phễu lọc cổ phiếu của anh em ngày càng nhiều lớp, càng lọc ra ít cổ phiếu hơn, nhưng chất lượng tăng lên, và rủi ro cũng thấp hơn rất nhiều.
Nếu F1 thắng x2 x3 tài khoản thì ở F2 chỉ kiếm 50-100% tài khoản là nhiều. Nguyên tắc muôn thuở trong tài chính là rủi ro cao thì lợi nhuận cao.
- Trong giai đoạn này anh em có thể biết được doanh nghiệp nào đang tốt, hoặc đang xấu trong hiện tại. Hành vi giao dịch cũng bắt đầu thay đổi từ "mua xanh bán đỏ" sang "mua đỏ bán xanh"...
- Rồi chu kỳ của con sóng hình sin vẫn tiếp tục lặp lại, anh em cũng chưa thể nào rút ra ngay đỉnh được vì thứ anh em thiếu là tầm nhìn và thứ anh em thừa là lòng tham.... Nhưng ngược lại anh em có thể biết mình đang trên 1 con tàu đang chìm. Anh em cắt lỗ trong đợt downtrend thứ 3 và mất 15-20% tài khoản...
- Đợt sàn lọc lại đào thải 50% nhà đầu tư F2. Con số nhà đầu tư F0 hiện tại chỉ còn 12.5%, số vượt qua đợt sàn lọc này được gọi là F3.
F3 - nhà đầu tư chuyên nghiệp
Tỉ lệ lỗ của anh em ngày càng giảm, đó là tín hiệu tốt, nhưng vẫn còn thiếu sót. Sau 3 đợt "lên voi xuống chó" thì anh em mới nhận ra mình cần phát triển tầm nhìn. Khi nhìn vào hành động của doanh nghiệp thì mình biết doanh nghiệp sẽ đi về đâu hoặc nhìn vào lệnh thì biết được đang kéo xả hay đạp gom.
Đặc biệt hơn lúc này anh em đạt tới cảnh giới gọi là "giác ngộ" trong đầu tư, anh em nhận ra ngoài kiến thức chuyên sâu thì cần quản trị rủi ro, biết quản trị cảm xúc, điều chỉnh tâm lý, kềm chế sự tham lam trong chính bản thân của mình, chính sự tham lam dụ mình đu đỉnh.
3 yếu tố này như 3 chân kiềng, kiến thức giúp anh em tìm được cơ hội, tâm lý giúp anh em kềm được con quỷ tham lam trong chính bản thân, quản trị rủi ro giúp anh em có thể tồn tại trước những cơn bão bất ngờ trên thị trường tài chính.
Anh em cũng biết từ chối những vụ đầu tư quá rủi ro mặc dù biết nó có thể giúp anh em xX lần tài khoản, từ đó tránh được những cú úp bô thần sầu lái, đơn giản là con chuột sẽ không bị dính bẫy nếu không vào bẫy để ăn miếng phô mai.
- Đây cũng là lúc anh em bỏ cái tôi mình xuống, đúng sai hơn thua không còn quan trọng nữa. Quan trọng là kiếm được bao nhiêu và mất bao nhiêu. Anh em biết bản thân mình cũng có thể đang sai, lúc nào cũng nhìn lại chính mình nên liên tục phát hiện sai, cải thiện, quá trình phát triển về chất ngày càng nhanh...
- Khi đi đến giai đoạn này thì lợi nhuận trung bình 20 - 40% mỗi năm chứ khó cao hơn được vì anh em biết đủ, lúc nào cũng chốt trước đỉnh khi đang kéo xả. Tầm nhìn của anh em cũng dài hơn rất nhiều, khi đi được 1 nữa chặn đường thì anh em đã biết đỉnh ở đâu, và đáy ở đâu khi cổ phiếu đang giảm.
Đó là quá trình gian khổ của F0 phải trải qua trước khi trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu nhanh có thể sẽ mất khoảng 6 năm và hàng trăm lần sấp mặt trên thị trường.
Mỗi đợt sàn lọc rất khốc liệt, dường như thị trường cũng công bằng, nếu anh em ít tiền thì học phí sẽ ít hơn người nhiều tiền. Và anh em phải nhớ, sự trưởng thành của nhà đầu tư không phụ thuộc vào thời gian hay trải qua bao nhiêu con sóng mà nó phụ thuộc vào anh em học được gì sau mỗi con sóng!