Ngưỡng hỗ trợ của DGW tại mốc 27.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): DGW đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Phiên 4/6, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần, qua đó chính thức vượt qua ngưỡng cản tại khu vực giá 28.000-28.500 đồng/cp. Các chỉ báo xu hướng hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của DGW.
Chỉ báo động lượng RSI đang tiệm cận vùng quá mua nên cổ phiếu có thể sẽ có sự điều chỉnh trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DGW nằm tại mốc 27.000 đồng/cp.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 35.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mốc 25.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Chốt lãi KDH tại vùng kháng cự 25.000-26.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): KDH đã hình thành xu hướng tăng giá sau khi vận động tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng giá 22.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu tăng mạnh vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư đã mở vị thế KDH tại vùng giá 21.000-22.000 đồng/cp có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cực 25.000-26.000 đồng/cp trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu ổ phiếu mất nưỡng hỗ trợ 21.000 đồng/cp.
|
Chọn mua cổ phiếu nào ngày 4/6. |
Tăng giá mục tiêu cho VIB lên 23.800 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Tăng giá mục tiêu VIB lên 23.800 đồng/cp do dự báo EPS 2020-21 được điều chỉnh tăng 7,2-9,4%. Giá mục tiêu dựa trên định giá bằng thu nhập thặng dư (chi phí vốn: 16,8%; tăng trưởng dài hạn 3%) và P/B mục tiêu 1 lần cho năm 2021. Yếu tố tăng giá đến từ tăng trưởng cho vay cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá đến từ việc nợ xấu tăng cao hơn dự báo.
Thu nhập (TN) lãi Q1/2020 tăng 29,9% sv cùng kỳ nhờ tăng trưởng cho vay cao (+32,3% sv cùng kỳ) với động lực chính đến từ cho vay cá nhân khi tỷ trọng trên tổng dư nợ tăng lên 80,9% từ mức 74,9% của Q1/2019. Biên lãi suất (NIM) giảm 10 điểm cơ bản sv cùng kỳ do chi phí vốn tăng 33 điểm cơ bản trong khi lợi suất tài sản chỉ tăng 22 điểm cơ bản.
Các yếu tố khiến NIM giảm bao gồm việc miễn giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và việc phát hành thêm giấy tờ có giá (tăng 68,6% sv cùng kỳ). Trong Q1/2020, VIB thuộc nhóm ngân hàng có tăng trưởng cho vay cao nhất ngành trong đó cho vay cá nhân chiếm phần lớn các khoản cho vay mới.
TN ngoài lãi Q1/2020 tăng 40,2% sv cùng kỳ nhờ TN phí tăng 18,2%; TN từ chứng khoán đầu tư đạt 51 tỷ so với 1 tỷ trong Q1/2019; hoạt động giao dịch ngoại tệ lỗ ít hơn cùng kỳ (-10 tỷ đồng so với -61 tỷ đồng trong Q1/2019).
Trong TN phí, thu nhập từ các dịch vụ thanh toán tăng gấp hai lần sv cùng kỳ nhờ một loạt sản phẩm thẻ mới được tung ra trong 2019. Tuy nhiên, TN từ bảo hiểm giảm 13,2% sv cùng kỳ do dịch bệnh khiến thu nhập giảm dẫn tới nhu cầu giảm.
Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,19% vào cuối Q1/2020 từ mức 1,96% cuối 2019. Nợ nhóm 2 cũng tăng mạnh thêm 50,3% so với cuối 2019. VIB chỉ xóa rất ít nợ xấu trong Q1/2020 (tỷ lệ xóa nợ dự phóng cả năm là 0,05% trong Q1/2020, so với 0,2% trong 2019). Do tỷ lệ xóa nợ thấp, nợ xấu đã tăng so với cuối 2019 và chi phí dự phòng không đổi sv cùng kỳ.
Do đó, lợi nhuận ròng tăng 32,8% sv cùng kỳ lên 860 tỷ, cao hơn dự báo 2020 của chúng tôi ở mức 26,7%. Sau đại dịch, VIB có thể đạt được mức tăng trưởng cho vay năm 2020 cao hơn trung bình ngành nhờ sản phẩm cho vay mua ô tô do giá xe giảm và phí trước bạ giảm 50%. Chi phí dự phòng dự báo sẽ tăng trong các quý tới để kiểm soát nợ xấu.