Chứng khoán ngày 3/3: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 3/3.

Khuyến nghị phù hợp cho HSG với giá mục tiêu 40.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng khuyến nghị cho CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) từ KHẢ QUAN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi tăng giá mục tiêu thêm 9% lên 40.800 đồng/CP. Giá cổ phiếu của HSG đã giảm 8% trong 3 tháng qua.

VCSC tăng giá mục tiêu thêm 9% do 1) mức điều chỉnh tăng 11% đối với dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn năm tài chính 2022-2026 vì VCSC dự báo sản lượng bán cao hơn và kỳ vọng giá thép sẽ vẫn ở mức cao trong giai đoạn dự báo cũng như 2) số dư tiền mặt cao hơn vào cuối quý 1 năm tài chính 2022.

LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng tăng 12% YoY trong quý 1 năm tài chính 2022 nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh và giá thép tiếp tục ở mức cao, nhưng giảm 32% so với quý trước (QoQ) chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm do chênh lệch thấp hơn giữa giá thép cuộn cán nóng (HRC) đầu vào và giá bán thép thành phẩm.

Chung khoan ngay 3/3: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 3/3?

Trong năm tài chính 2022, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 1% còn 2,7 nghìn tỷ đồng (-37% YoY). Nâng dự báo tăng trưởng tổng sản lượng bán tôn mạ và ống thép lên 11% YoY so với mức không đổi so với cùng kỳ trước đây do KQKD quý 1 năm tài chính 2022 cao hơn dự kiến; tuy nhiên, VCSC tiếp tục kỳ vọng giá HRC đầu vào cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Giá cổ phiếu của HSG đã giảm 8% trong 3 tháng qua do giá thép giảm và các nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về nguy cơ biên lợi nhuận giảm từ mức cơ sở cao của năm 2021. VCSC tin rằng HSG hiện có định giá hợp lý với P/E năm tài chính 2022 là 7,2 lần trong bối cảnh lợi nhuận dự kiến giảm trong cùng giai đoạn.

Yếu tố hỗ trợ: Sản lượng bán tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng; giá thép cao hơn dự kiến. Rủi ro: Biên lợi nhuận thấp hơn do chi phí HRC đầu vào cao hơn có thể không được chuyển sang khách hàng thông qua giá bán trung bình (ASP).

Khuyến nghị mua GVR với giá mục tiêu 40.500 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): GVR nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng hỗ trợ 34.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng hồi phục tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt ngưỡng MA20 và MA50 trong phiên giao dịch 1/3, cho thấy đà tăng trung hạn đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 35.70, chốt lãi tại ngưỡng 40.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 34.0.

Khuyến nghị phù hợp cho VIB với giá mục tiêu 43.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tăng giá mục tiêu thêm 7,3% lên 43.900 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng khoảng 11,1% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do định giá cao hơn theo phương pháp thu nhập thặng dư nhờ tổng LNST 2022-2026 tăng 10,2%.

Tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022 lên 15,5% chủ yếu do (1) mức tăng 3,9% trong thu nhập từ lãi (NII) 2022 và (2) mức tăng 12,0% trong dự báo thu nhập phí ròng (NFI) 2022 (bao gồm hoạt động FX), bù đắp cho (3) mức tăng 34,9% trong dự báo đối với chi phí dự phòng năm 2022.

ROE và ROA dự phóng năm 2022 lần lượt là 30,2% và 2,50% so với các trung vị các ngân hàng khác là 20,9% và 1,75%. VIB hiện đang giao dịch ở mức P/B 2022 là 2,20 lần so với mức trung bình của các ngân hàng là 1,60 lần.

Yếu tố hỗ trợ: Tăng trưởng cho vay cao hơn dự kiến; diễn biến tốt hơn dự kiến của nợ xấu có thể đòi hỏi ít chi phí dự phòng hơn. 

Rủi ro: có mức bao phủ nợ (LLR) thấp nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi của chúng tôi; dịch COVID-19 kéo dài có thể dẫn đến nợ xấu cao hơn và/hoặc không thể kiểm soát chi phí tín dụng. 

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN