Chứng khoán ngày 25/7: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/7.

Khuyến nghị khả quan TPB với giá mục tiêu 39.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 tích cực với tổng thu nhập HĐKD (TOI) là 8,2 nghìn tỷ đồng (+31,4% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 3 nghìn tỷ đồng (+26,0% YoY), hoàn thành 50,8% và 44,4% dự báo năm 2022.

LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 22,5% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 71,6% YoY, (3) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 34,4% YoY và (4) thu nhập ròng khác tăng lên 337 tỷ đồng so với 41 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 - trong đó 103 tỷ đồng là thu hồi nợ xấu.

Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) và chi phí dự phòng, lần lượt tăng 35,0% YoY và 39,6% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 chiếm 67,8% dự báo cả năm. Ngoài ra, LNST quý 2 năm 2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+33,3% so với quý trước – QoQ).

NII tăng 22,5% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 mặc dù NIM thấp hơn. Thu nhập phí ròng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 và tiếp tục tăng tỷ trọng trong TOI. Tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 tăng 1,0 điểm phần trăm YoY với mức tăng 35,0% YoY của OPEX - cao hơn mức tăng trưởng của TOI là 31,4% YoY. Chất lượng tài sản có xu hướng ổn định trong quý 2/2022.

VCSC khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 39.200 đồng/cp.

Chung khoan ngay 25/7: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 

Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 139.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC đã tham dự cuộc họp gặp gỡ NĐT của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vào ngày 21/7, trong đó ban lãnh đạo đã chia sẻ KQKD 6 tháng đầu năm 2022 sơ bộ khả quan và thảo luận về kế hoạch kinh doanh của công ty.

Những ghi nhận chính từ cuộc họp củng cố niềm tin vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PNJ trong 6 tháng cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi cơ sở khách hàng có thu nhập trung bình cao, vị thế thống trị thị trường và sự phục hồi sau các hạn chế liên quan đến đại dịch trong năm 2021. Do đó, VCSC nhận thấy khả năng tăng dự báo cả năm cho năm 2022, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Ngoài ra, kỳ vọng tăng trưởng doanh thu của PNJ sẽ quay về mức bình thường vào năm 2023.

Ban lãnh đạo nhận xét rằng tốc độ tăng trưởng về cả khách hàng mới và khách hàng hiện hữu đã đạt mức cao nhất trong 4 năm qua trong khi tăng trưởng doanh số trên các cửa hàng hiện hữu cũng đạt mức cao kỷ lục. Ban lãnh đạo chưa nhận thấy tác động lớn nào từ áp lực lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của PNJ trong tháng 6-7/2022.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự kiến sẽ có một số tác động vào khoảng cuối quý 3/2022 đến đầu quý 4/2022 khi tác động lạm phát của giá hàng hóa cao hơn đến Việt Nam có độ trễ từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng công ty sẽ tăng trưởng ít nhất 30% YoY trong 6 tháng cuối năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hầu hết các cửa hàng mới của PNJ được mở ở khu vực cấp 2 và cấp 3. Ban lãnh đạo cho rằng biên lợi nhuận gộp giảm vào tháng 6/2022 (16,4% so với 18,2% vào tháng 5 /2022 và 19,9% vào tháng 6/2021) do PNJ tung ra nhiều chương trình quảng bá cho các sản phẩm được giới thiệu ở những khu vực này.

PNJ đang sử dụng dòng tiền thu được từ lần huy động vốn gần nhất (1,4 nghìn tỷ đồng) để mở rộng mạng lưới cửa hàng và danh mục sản phẩm cũng như thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số như đã cam kết trước đó. Tuy nhiên, việc đầu tư vào nhà máy thứ ba đang bị trì hoãn, trước đó ban lãnh đạo dự kiến sẽ triển khai trong năm 2022. Theo ban lãnh đạo, trong 6 tháng qua, PNJ đã xem xét kỹ lưỡng các thông số của 2 trong số 6 nhà máy hiện hữu, từ đó mua thêm thiết bị và điều chỉnh bố trí lại cơ sở để tăng công suất. Do đó, PNJ có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Ngoài ra ban lãnh đạo cho rằng, với 2 nhà máy hiện tại, PNJ vẫn có thể nâng công suất lên mức đáp ứng đủ nhu cầu trong 2 năm tới và ban lãnh đạo kỳ vọng việc đầu tư vào nhà máy mới có thể diễn ra vào năm 2024.

Mặc dù đã hoàn thành 82% kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2022, ban lãnh đạo không có ý định điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận năm nay.

Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 48.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VPB đã công bố KQKD hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 với LNTT đạt 15,3 nghìn tỷ đồng (+70% YoY), hoàn thành 56% dự báo năm 2022 nhờ thu nhập bất thường từ phí hỗ trợ bancassurance với AIA khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng được ghi nhận trong quý 1/2022.

Nếu VCSC loại trừ khoản thu nhập bất thường này, LNTT hợp nhất từ kinh doanh cốt lõi trong 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành khoảng 45% dự báo cả năm, tương ứng LNTT quý 2/2022 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (-26,4% so với quý 1/2022).

Thu nhập từ lãi (NII) hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 tăng 10,9% YoY - đạt 46% dự báo 2022- với NIM hợp nhất đạt 7,44% (-143 điểm cơ bản YoY) so với NIM 2022 là 7,82%.

Tăng trưởng cho vay hợp nhất 6 tháng 2022 là 10,5%, đến từ tăng trưởng cho vay 12,4% tại ngân hàng mẹ và tăng trưởng cho vay 3,4% tại FEC trong kỳ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng mẹ là 14,3%. Tính đến quý 2/2022, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ tăng 34% so với năm 2021 lên 37,2 nghìn tỷ đồng nhưng giảm 11% so với quý 1/2022.

Tỷ lệ xử lý nợ xấu quy năm trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2022 tại FEC là 9,4% (-8,5 điểm % theo năm). Trong khi đó, Tỷ lệ xử lý nợ xấu quy năm trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2022 tại ngân hàng mẹ là 2,02% (-30 điểm cơ bản YoY).

Thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+26,2% YoY), được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của thu nhập này ở cả ngân hàng mẹ (+64% YoY) và FEC (+20% YoY).

Tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 cải thiện 2,8 điểm % xuống 20,6% nhờ (1) tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) tăng 36,6% YoY cao hơn (2) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 20,5% YoY. Nếu loại trừ thu nhập bất thường từ phí hỗ trợ bancassurance, tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 sẽ vào khoảng 25,0%, vẫn là một trong những mức thấp nhất các ngân hàng trong danh mục theo dõi.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN