Ngưỡng hỗ trợ VGT nằm quanh 9.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): VGT đang ở trong trạng thái tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ ngưỡng hỗ trợ 6.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 18/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VGT nằm tại khu vực xung quanh giá 9.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 11.200 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 8.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VCB lên 91.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tăng giá mục tiêu thêm 13,9% lên 91.200 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu đến từ mức giảm trong tỷ lệ chiết, từ 14,2% còn 13,0% và tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình giá mục tiêu đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, VCSC giảm dự báo lợi nhuận thêm trung bình 0,3% trong giai đoạn 2020-2025.
|
Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 19/11? |
Việc cắt giảm 0,3% lợi nhuận dự phóng trong giai đoạn 2020-2025 chủ yếu do dự báo thu nhập lãi ròng (NII) thấp hơn trung bình 0,4% khi giảm dự báo NIM trung bình 2 điểm cơ bản trong giai đoạn dự báo. Trong khi đó, duy trì tăng trưởng tín dụng đạt trung bình 13,1% trong giai đoạn 2020-2025.
VCSC điều chỉnh giả định thời gian thực hiện phát hành 337,5 triệu cổ phiếu thông qua phát hành công khai/riêng lẻ thêm 1 năm sang tháng 6/2022.
ROE và ROA dự phóng 2021 đạt lần lượt 21,6% và 1,7% so với trung vị ngành là 17,1% và 1,9%. Tuy nhiên, VCB hiện đang có định giá phù hợp với P/B dự phóng 2021 đạt 2.9 lần.
Rủi ro: (1) không thực hiện được diễn biến tăng vốn như dự kiến; (2) rủi ro tiền gửi USD giảm, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp lớn (lãi suất hiện tại 0%), được xem là ít ổn định hơn lượng CASA bán lẻ.
Khuyến nghị mua VHC
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho IMP với giá mục tiêu 70.000 đồng/cp khi cho rằng công nghệ sản xuất hàng đầu và công suất dư thừa lớn của CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) cùng với bối cảnh chính sách thuận lợi, vốn ưu tiên các sản phẩm thuốc có chất lượng cao và sản xuất trong nước tại kênh bệnh viện sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận gia tăng trong vài năm tiếp theo.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm 7% nhờ mức giảm 1,2 điểm phần trăm trong dự báo chi phí vốn chủ sở hữu, còn 13,0% trong khi VCSC hầu như giữ nguyên dự báo tổng LNST giai đoạn 2021-2023.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu mảng sản phẩm tự sản xuất đạt 26% trong giai đoạn 2020-2023, chủ yếu đến từ CAGR 43% của kênh bệnh viện. Tương ứng, chúng tôi dự báo đóng góp của kênh bệnh viện cho tổng doanh thu sẽ gia tăng từ 48% trong năm 2020 lên 70% trong năm 2023.
Rủi ro: dịch COVID-19 tái bùng phát sẽ ảnh hưởng lưu lượng khách đến các nhà thuốc và bệnh viện; cạnh tranh gia tăng; thay đổi chính sách bất lợi.