Chứng khoán ngày 18/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/11.

Ngưỡng hỗ trợ BSR nằm quanh 7.000-7.200 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): BSR đang ở trong trạng thái tích lũy quanh vùng giá 7.000 đồng/cp, và đã bất ngờ có một phiên tăng giá mạnh trong ngày 17/11.

Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên hôm nay tăng khá tốt, và đã vượt lên trên khối lượng giao dịch trung bình của 20 phiên gần nhất. Các chỉ báo kỹ thuật đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Chỉ báo EMA đã xuất hiện Golden Cross, đồng thời đường MACD vẫn đang nằm trên đường tín hiệu. Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng RSI đã vượt lên trên giá trị 60, nhưng chưa đạt tới vùng quá mua nên cổ phiếu được kỳ vọng có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của BSR nằm tại khu vực 7.000-7.200 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 8.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 6.600 đồng/cp bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua cho STB với giá 18.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) và nâng giá mục tiêu lên 18.700 đồng/cp.

Giá mục tiêu chủ yếu được dẫn dắt bởi mức tăng trung bình 1,4% trong LNST dự báo 2020-2025, mức giảm trong lãi suất chiết khấu từ 14,2% còn 13,0% và tác động tích cực từ cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021.

Các thay đổi trong việc điều chỉnh tài sản tồn đọng trong phương thức vốn hóa thị trường trên khoản vay và huy động không ảnh hưởng đáng kể đến giá mục tiêu.

Chung khoan ngay 18/11: Nhung co phieu nao duoc khuyen nghi?
 Chọn cổ phiếu nào phiên 18/11?

VCSC nâng dự báo LNST 2020/2021/2022 thêm 11,4%/0,5%/1,4% chủ yếu do (1) mức tăng trung bình 3 năm đạt 0,5% trong thu nhập lãi ròng (NII) khi loại bỏ giả định cho các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 (và tương ứng là loại bỏ ảnh hưởng của chúng đến KQKD và khả năng hình thành nợ xấu) sau khi ghi nhận mức giảm mạnh trong khoản mục này trong 9 tháng 2020,

và (2) mức tăng trung bình 3 năm đạt 19,4% trong thu nhập phí thuần (NFI) phần nào ảnh hưởng bởi mức tăng 1,5% và 0,8% lần lượt trong chi phí HĐKD và chi phí dự phòng.

VCSC cập nhật giả định rằng khoản nợ gốc từ việc thanh lý lô đất Cần Đước trả chậm sẽ được nhận trong năm 2023 thay vì 2022 trong khi duy trì giả định rằng lô đất Phong Phú sẽ được thanh lý trong năm 2021, tất cả số dư VAMC ròng sẽ được xử lý và dự phòng vào cuối năm 2022, và lãi dự thu tồn đọng sẽ được xử lý trong năm 2024.

Dự báo ROE và ROA 2020 đạt lần lượt 9,1% và 0,54% so với trung vị ngành là 18,2% và 1,58%.

Khuyến nghị mua VHC

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) và tăng giá mục tiêu thêm 27% khi cập nhật mô hình định giá đến cuối năm 2021 đồng thời đưa vào định giá riêng của mảng collagen & gelatin (C&G) có biên lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh của VHC. Theo dự báo, mảng C&G sẽ đóng góp 36%/37% cho LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020/2021.

Giá mục tiêu tương ứng P/E dự phóng 2021 của VHC là 9,3 lần – cao hơn P/E trượt trung bình 5 năm của công ty là 7,2 lần. VCSC cho rằng VHC xứng đáng được định giá lại trong bối cảnh mảng C&G hiện có đóng góp đáng kể (so với không đóng góp trong năm 2017) và mảng C&G sẽ được định giá ở mức cao hơn so với mảng xuất khẩu phi lê cá truyền thống của VHC.

Kỳ vọng năm 2021 là một năm thuận lợi cho VHC nhờ (1) mảng phi lê cá tra bước vào chu kỳ tăng sau hơn 1 năm suy giảm và (2) tăng trưởng mảng C&G tiếp tục đạt mức 2 chữ số.

Tuy nhiên, VCSC giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 khoảng 8% khi KQKD 9 tháng năm 2020 thấp hơn kỳ vọng về biên lợi nhuận gộp mảng phi lê cá, doanh số và tiến độ mở rộng công suất của mảng C&G.

Rủi ro: các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Trung Quốc do lo ngại dịch COVID-19 lây lan từ hải sản đông lạnh nhập khẩu; thị phần và biên lợi nhuận tại thị trường Mỹ thấp hơn dự kiến do cạnh tranh từ các công ty mới trong ngành; doanh số mảng C&G thấp hơn dự kiến.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN