Cảng Quốc tế Lào Việt báo lãi khả quan 15 tỷ, nợ gấp 2,8 lần vốn

CTCP Cảng Quốc tế Lào - Việt ghi nhận tình hình kinh doanh cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng, tăng vọt 88% so cùng kỳ trước.
Trước đó năm 2019, Cảng Quốc tế Lào Việt đạt 10,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2020 con số tăng lên 14 tỷ đồng.
Tuy nhiên năm 2021, Cảng Quốc tế Lào Việt sụt giảm mạnh về còn hơn 8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2022 tăng lên lại 10,3 tỷ đồng. Năm 2023 đạt mức lợi nhuận đỉnh nhất với 21,7 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, vốn chủ sở hữu của Cảng Quốc tế Lào - Việt tăng nhẹ lên mức 255,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) khả quan từ mức 3,29% của cùng kỳ lên 5,95%.
Nợ phải trả của Cảng Quốc tế Lào - Việt vẫn duy trì mức cao 726 tỷ đồng, tức gấp 2,84 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu tăng lên 258 tỷ đồng.  
Cang Quoc te Lao Viet bao lai kha quan 15 ty, no gap 2,8 lan von
 Cảng Quốc tế Lào Việt 
CTCP Cảng Quốc tế Lào Việt được thành lập ngày năm 2009, với tên gọi khi đó là CTCP Cảng Hà Tĩnh. Vốn điều lệ ban đầu 45 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh sở hữu 53%, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam 38% và phần còn lại thuộc sở hữu người lao động đang làm việc tại công ty và Doanh nghiệp Tư nhân Hoành Sơn.
Đến năm 2011, ĐHĐCĐ họp thành lập nên CTCP Cảng Vũng Áng Việt – Lào, cơ cấu cổ đông có sự góp mặt của Công ty Liên hợp Lào Phát triển Cảng Vũng Áng (CHDCND Lào) sở hữu 20%, Tổng Công ty Dầu Việt Nam sở hữu 17%, Công ty Vận tải Biển Bắc sở hữu 10%, còn lại 53% vẫn thuộc về Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Năm 2012, ĐHĐCĐ bất thường họp thông qua việc thay thế hai cổ đông rút khỏi công ty bao gồm Tổng công ty Dầu Việt Nam và Công ty Vận tải Biển Bắc, thay vào đó là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Năm 2017, Công ty đổi tên thành CTCP Cảng Quốc tế Lào Việt như hiện tại. Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Dương Thế Cường.
Trong lần thay đổi vốn điều lệ gần nhất vào 2019, Cảng Quốc tế Việt Lào giảm vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng xuống 235 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước chiếm 53%.
Sau đó một năm, ông Nguyễn Anh Tuấn thay thế ông Dương Thế Cường đảm nhiệm vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.
Cảng Quốc Tế Lào -Việt quản lý, khai thác hai khu cảng chính là Cảng Vũng Áng (bao gồm bến số 1, 2, 3) và Cảng Xuân Hải có năng lực khai thác lên đến 6-8 triệu tấn hàng mỗi năm. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp lên đến 61.671 DWT.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN