7 điều cần biết trước khi quyết định vay vốn kinh doanh

Nếu đây là lần đầu tiên bạn đăng ký vay vốn kinh doanh, thì dưới đây là 7 điểm quan trọng cần ghi nhớ.
Có thể bạn đã thực hiện một vài khoản vay cá nhân trước đây và cảm thấy thoải mái về điều này. Tuy nhiên, việc vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp hay hộ kinh doanh của bạn lại là chuyện hoàn toàn khác. Bạn cần hiểu rằng, vay kinh doanh sẽ có rủi ro cao hơn so với cho vay cá nhân. Vì vậy các thủ tục đăng ký vay vốn kinh doanh sẽ chặt chẽ hơn và mất nhiều thời gian hơn.
7 dieu can biet truoc khi quyet dinh vay von kinh doanh
 
1. Tuổi của doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký vay thường bị từ chối vì mô hình của họ còn quá trẻ để có thể tạo sự tin cậy. Các ngân hàng đều chỉ cho vay đối với các công ty đã có mặt trên thị trường trong ít nhất hai năm.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có khoảng một năm kinh doanh, các khoản vay đến từ mô hình đầu tư ngang hàng (P2P lending) là một trong những giải pháp tối ưu mà bạn có thể cân nhắc. 
Lendbiz - một công ty P2P Lending cũng cho hay, dựa vào hệ thống chấm điểm tín dụng được xây dựng từ sự kết hợp giữa công nghệ (Big Data, Machine learning) với kinh nghiệm lâu năm của các chuyên gia tài chính. Việc đưa ra các đánh giá về hồ sơ vay vốn kinh doanh sẽ chính xác, khách quan và nhanh gọn hơn.
Thời gian hoạt động một năm là đủ cho việc đánh giá và phê duyệt khoản vay tín chấp từ 300 triệu đến 1 tỷ thông qua việc chứng minh được doanh thu qua bên thứ ba.
2. Quy mô doanh thu
Mặc dù hầu hết ngân hàng Việt nam không đưa ra yêu cầu về doanh thu đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhưng số tiền cho vay thường không được vượt quá 20% doanh thu năm gần nhất.
Như vậy nếu doanh thu của bạn quá thấp thì bạn sẽ không vay được nhiều tiền và bạn phải liên hệ với các bên cho vay để tìm hiểu về mức cho vay tối đa tính trên doanh thu hàng năm của bạn.
3. Tài sản thế chấp 
Hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu tài sản thế chấp khi cấp vốn kinh doanh. Nếu bạn sở hữu tài sản thế chấp có giá trị thì bạn có thể tiếp cận được khoản vay kinh doanh thế chấp với mức lãi suất thấp.
Nhưng nếu bạn không có tài sản thế chấp thì bạn sẽ rất khó vay vốn qua ngân hàng do hầu hết các ngân hàng chỉ cấp vốn tín chấp cho doanh nghiệp nếu bạn đã giao dịch với họ nhiều năm.
4. Phân tích dòng tiền
Trước khi đăng ký một khoản vay kinh doanh, hãy chắc chắn rằng bạn đáp ứng các yêu cầu trả nợ. Người cho vay sẽ quan tâm đến khả năng trả nợ của bạn bằng cách so sánh tổng thu nhập với tổng chi phí mà bạn phải chi trả mỗi tháng. Khoản chênh lệch này phải đủ lớn để bù đắp nghĩa vụ trả nợ mà bạn phải trả cho người vay. Nếu bạn hiện đang rơi vào tình trạng thua lỗ, bạn không nên vay kinh doanh, trừ khi bạn có lý do chính đáng để làm điều đó.
5. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn 
Các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị một danh sách dài các tài liệu cần thiết khi bạn đăng ký khoản vay.
Hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu bạn cung cấp cho hộ sao kê tài khoản của ít nhất 6 tháng gần nhất, báo cáo tài chính (Báo cáo thuế) trong 2 năm gần nhất, các hợp đồng tín dụng, danh sách các khoản phải thu, các khoản phải trả và hồ sơ tài sản thế chấp. Bạn có thể phải bổ sung thêm nhiều tài liệu khác nữa tùy thuộc vào yêu cầu của từng ngân hàng.
6. Đánh giá xem bạn cần vay bao nhiêu
Đây là một khoản vay kinh doanh và bạn cần chắc chắn rằng bạn có kế hoạch chỉ sử dụng nó cho doanh nghiệp của bạn. Nếu có thể, hãy sử dụng một công cụ tính toán cho các khoản vay kinh doanh. Nó cũng sẽ hữu ích nếu bạn có thể hỏi ngân hàng hoặc có một công cụ tính toán để xác định số tiền bạn sẽ phải trả, cùng với số tiền gốc phải trả mỗi tháng
7. Hiểu trách nhiệm của bạn
Nếu bạn đang có kế hoạch vay vốn kinh doanh, bạn cần hiểu rằng bạn có trách nhiệm trả nợ. Nhiều người chọn sai con đường, và nó dẫn đến sự mất cân bằng trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, nếu bạn hiểu trách nhiệm của mình và đưa ra quyết định phù hợp, bạn sẽ làm mọi thứ dễ dàng cho người khác, cũng như cho chính mình.
Cuối cùng, bạn cần đọc kỹ các chi tiết của đơn xin vay tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn tuân theo các điều khoản và điều kiện được chia sẻ bởi những người cho vay để bạn không đặt mình vào tình huống có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Hiểu các điều khoản và điều kiện và yêu cầu giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến khoản vay nếu bạn không chắc chắn.
Theo Trang/Đời sống pháp luật

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN