Tạc chân dung Đại tướng cho người dân phúng viếng

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng có thể kính viếng Đại tướng nên nghệ nhân Soái tạc tượng chân dung Người, đặt ở nơi công cộng cho mọi người kính viếng, chia buồn.

Người tạc nên bức bán chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông Lê Sĩ Soái (45 tuổi), ngụ tại tổ 16, phường Phù Đổng, TP Pleiku (Gia Lai). Ông cho biết, là người con của quê hương Quảng Bình, nơi xuất thân của Tướng Giáp, khi hay tin vị tướng lỗi lạc của quân đội nhân dân Việt Nam qua đời, ông bật khóc nức nở như vừa đánh mất một cái gì đó quý nhất mà suốt đòi ông gìn giữ.
Bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp do ông Lê Sĩ Soái tạc
 Bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp do ông Lê Sĩ Soái tạc
Ông tâm sự, dù vẫn biết rằng sinh tử là quy luật của đời người nhưng khi hay tin tướng Giáp qua đời, gia đình ông vẫn bàng hoàng, sửng sốt, giống như một người thân thiết và dáng kính nhất trong gia đình đã từ trần. 
Để thể hiện tấm lòng thương tiếc vô hạn đối với Tướng Giáp, sau phút giây bàng hoàng, ông Soái tức tốc chạy đi mua thạch cao để tạc một bức chân dung về Đại tướng.
Đông đảo người dân đến phúng viên Tướng Giáp.
 Đông đảo người dân đến phúng viên Tướng Giáp.
Bức bán chân dung có chiều cao hơn một mét, được đặt trang trọng trước nhà ông Soái với dòng chữ màu vàng “Vô cùng thương tiếc Đại Tướng: Võ Nguyên Giáp” trên phông nền đỏ.
Theo ông Soái, sau khi bức chân dung được hình thành, chính quyền địa phương cùng đông đảo nhân dân đã đem vòng hoa tới phúng viếng, chia buồn, cầu nguyên cho linh hồn Đại tướng yên nghỉ bình an…

Hình ảnh những hố vàng sâu tại Bôi Câu, Kim Bôi

(Kiến Thức) - Trên bãi Giữa của con sông Bôi (Kim Bôi, Hòa Bình), giờ đây đá, sỏi nổi lên lộm cộm ngay gần những hố đào vàng có độ sâu 3m.

Quá bức xúc về việc chính quyền thôn cho một số cá nhân tự ý vào khai thác khoáng sản trái phép, người dân thôn Bôi Câu (Kim Bôi, Hòa Bình), đã dỡ hẳn cánh cửa sắt của nhà Văn hóa thôn để "tiện" vào nhà Văn hóa đối chấp với trưởng thôn.
 Quá bức xúc về việc chính quyền thôn cho một số cá nhân tự ý vào khai thác khoáng sản trái phép, người dân thôn Bôi Câu (Kim Bôi, Hòa Bình), đã dỡ hẳn cánh cửa sắt của nhà Văn hóa thôn để "tiện" vào nhà Văn hóa đối chấp với trưởng thôn.
Biển "Nhà Văn Hóa Thôn Bôi Câu" bị người dân trong thôn dỡ hẳn xuống, đặt cạnh ô tô tải và máy cẩu mà một số cá nhân đã sử dụng để khai thác vàng trái phép trên bãi Giữa con sông Bôi.
Biển "Nhà Văn Hóa Thôn Bôi Câu" bị người dân trong thôn dỡ hẳn xuống, đặt cạnh ô tô tải và máy cẩu mà một số cá nhân đã sử dụng để khai thác vàng trái phép trên bãi Giữa con sông Bôi. 

Tàu tuần tiễu canh giấc cho Tướng Giáp

Đoàn công tác Bộ Quốc Phòng đã tới Vũng Chùa - Đảo Yến, làm việc với ông Võ Điện Biên, UBND tỉnh Quảng Bình, Bộ GTVT để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị cho Lễ an táng tướng Giáp. 


Ngày 9/10, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 do Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu đã đến khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến kiểm tra công tác chuẩn bị tại vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong ảnh là Đảo Yến chụp vào sáng 9/10.
Ngày 9/10, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng và Quân khu 4 do Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu đã đến khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến kiểm tra công tác chuẩn bị tại vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong ảnh là Đảo Yến chụp vào sáng 9/10.
Mũi Rồng.
 Mũi Rồng.