Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Sửng sốt những loài cây "ăn thịt" kỳ lạ nhất hành tinh

15/09/2021 11:16

Cây gọng vó, cây nắp ấm, cây bẫy ruồi Venus flytrap hay Bladderwort... được mệnh danh là những loài cây “ăn” thịt kỳ lạ bậc nhất hành tinh. Chúng không “ăn” thịt sống như động vật và hút lấy chất dinh dưỡng sau khi phân hủy con mồi.

Theo Kiều Phương/An ninh thủ đô

Tận mục loài cây ăn thịt gây sốt một thời đang dần hồi sinh

Động vật ăn thịt đồng loại, bản năng sát thủ từ trong bụng mẹ

Kẻ ăn thịt đáng sợ trong tự nhiên đội lốt cây hoa đẹp long lanh

Cây gọng vó có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Với gần 200 loài khác nhau, đây là giống cây ăn thịt phổ biến trên thế giới. Chúng được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực.
Cây gọng vó có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Với gần 200 loài khác nhau, đây là giống cây ăn thịt phổ biến trên thế giới. Chúng được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực.
Đặc điểm dễ nhận biết của loài này là lá của chúng có nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có chất lỏng giống như giọt nước.
Đặc điểm dễ nhận biết của loài này là lá của chúng có nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có chất lỏng giống như giọt nước.
Nhiệm vụ chính của những lông tuyến là thu hút côn trùng. Mỗi khi loài côn trùng nào vô tình đậu lên những lông tuyến sẽ lập tức co lại và giữ chặt côn trùng cho đến khi chết, sau đó chúng tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị “ăn” hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày.
Nhiệm vụ chính của những lông tuyến là thu hút côn trùng. Mỗi khi loài côn trùng nào vô tình đậu lên những lông tuyến sẽ lập tức co lại và giữ chặt côn trùng cho đến khi chết, sau đó chúng tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị “ăn” hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày.
Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes, thường sống trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á.
Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes, thường sống trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á.
Sở dĩ, loài cây này có tên như vậy vì cấu tạo của chúng. Cây nắp ấm có hai phần, phần “ấm” có hình thon dài, chứa dịch tiêu hóa sẵn sàng dìm chết và hóa lỏng những loài sâu bọ không may bị lọt vào bẫy. Trong khi đó, phần “nắp” ở phía trên có thể di chuyển khá linh hoạt để che đậy phần “ấm” khi cần.
Sở dĩ, loài cây này có tên như vậy vì cấu tạo của chúng. Cây nắp ấm có hai phần, phần “ấm” có hình thon dài, chứa dịch tiêu hóa sẵn sàng dìm chết và hóa lỏng những loài sâu bọ không may bị lọt vào bẫy. Trong khi đó, phần “nắp” ở phía trên có thể di chuyển khá linh hoạt để che đậy phần “ấm” khi cần.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá - nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn, và chúng dần bị tiêu hủy.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá - nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn, và chúng dần bị tiêu hủy.
Cây rắn hổ mang chủ yếu sống ở phía Bắc California và Nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là những vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt , có thể đạt kích thước lên đến 2m. Điều thú vị, lá của cây mang hình dáng của một con rắn hổ mang đang thè lưỡi.
Cây rắn hổ mang chủ yếu sống ở phía Bắc California và Nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là những vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt , có thể đạt kích thước lên đến 2m. Điều thú vị, lá của cây mang hình dáng của một con rắn hổ mang đang thè lưỡi.
"Chiếc lưỡi" này có tác dụng thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, chúng sẽ bị một loại nước nhấn chìm cho đến chết, bị phân hủy bởi các vi sinh vật và cây sẽ hút các loại nước trên để nuôi cơ thể.
"Chiếc lưỡi" này có tác dụng thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, chúng sẽ bị một loại nước nhấn chìm cho đến chết, bị phân hủy bởi các vi sinh vật và cây sẽ hút các loại nước trên để nuôi cơ thể.
Cây bắt ruồi Venus flytrap là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolia, Mỹ.
Cây bắt ruồi Venus flytrap là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolia, Mỹ.
Cây bắt ruồi có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức khép lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra.
Cây bắt ruồi có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức khép lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra.
Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết con mồi và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.
Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết con mồi và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.
Cây hố bẫy (tên khoa học Sarracenia), thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày – nơi có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ.
Cây hố bẫy (tên khoa học Sarracenia), thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày – nơi có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ.
Khi “sa bẫy”, con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.
Khi “sa bẫy”, con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.
Được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á, cây cỏ bơ (butterwort) là một trong những loài cây ăn thịt kỳ lạ trên thế giới. Chúng sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.
Được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á, cây cỏ bơ (butterwort) là một trong những loài cây ăn thịt kỳ lạ trên thế giới. Chúng sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.
Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này bị tiêu hóa.
Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này bị tiêu hóa.
Aldrovanda vesiculosa, còn được gọi là cây bánh xe nước hay rong ăn thịt. Loài này được chú ý vì là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Aldrovanda của họ Droseraceae, là một trong số rất ít cây hạt kín có khả năng di chuyển nhanh trong nước.
Aldrovanda vesiculosa, còn được gọi là cây bánh xe nước hay rong ăn thịt. Loài này được chú ý vì là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Aldrovanda của họ Droseraceae, là một trong số rất ít cây hạt kín có khả năng di chuyển nhanh trong nước.
Đây là loài cây ăn thịt đáng sợ với tốc độ cực nhanh. Khi con mồi rơi vào trong chiếc bẫy, chiếc bẫy sẽ đóng lại trong thời gian cực kỳ nhanh, chỉ khoảng 10.000 phần giây và bắt đầu tiêu hóa con mồi.
Đây là loài cây ăn thịt đáng sợ với tốc độ cực nhanh. Khi con mồi rơi vào trong chiếc bẫy, chiếc bẫy sẽ đóng lại trong thời gian cực kỳ nhanh, chỉ khoảng 10.000 phần giây và bắt đầu tiêu hóa con mồi.
Byblis, còn được gọi là cây cầu vồng, có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài cây ăn thịt duy nhất trong giống Byblidaceae.
Byblis, còn được gọi là cây cầu vồng, có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài cây ăn thịt duy nhất trong giống Byblidaceae.
Lá cây Byblis có dạng que, dài và phủ lớp lông dày đặc. Các sợi lông trên lá có chứa chất nhầy có thể dính các con côn trùng. Nếu không đủ khỏe để thoát ra, con mồi sẽ chết do kiệt sức hoặc ngạt, do chất nhầy sẽ bao bọc chúng và bịt hết các lỗ thở.
Lá cây Byblis có dạng que, dài và phủ lớp lông dày đặc. Các sợi lông trên lá có chứa chất nhầy có thể dính các con côn trùng. Nếu không đủ khỏe để thoát ra, con mồi sẽ chết do kiệt sức hoặc ngạt, do chất nhầy sẽ bao bọc chúng và bịt hết các lỗ thở.
Đặc biệt, loài cây này còn gây ấn tượng bởi những bông hoa mỏng manh mọc ra từ những kẽ lá, thường có màu tím. Hoa đối xứng hai bên với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa.
Đặc biệt, loài cây này còn gây ấn tượng bởi những bông hoa mỏng manh mọc ra từ những kẽ lá, thường có màu tím. Hoa đối xứng hai bên với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa.
Không giống với các loài cây bắt ruồi, Byblis không thể di chuyển những sợi lông hay lá cây để chủ động bẫy mồi, vậy nên nó được xếp vào danh mục cây bẫy mồi thụ động.
Không giống với các loài cây bắt ruồi, Byblis không thể di chuyển những sợi lông hay lá cây để chủ động bẫy mồi, vậy nên nó được xếp vào danh mục cây bẫy mồi thụ động.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá.
Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và con mồi.
Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và con mồi.
Sau khi tiêu hóa con mồi, Bladderwort lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Loài cây này có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.
Sau khi tiêu hóa con mồi, Bladderwort lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Loài cây này có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.

Top tin bài hot nhất

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
Làm clip bổ dừa, Quỳnh Alee nhận về ý kiến trái chiều

Làm clip bổ dừa, Quỳnh Alee nhận về ý kiến trái chiều

17/04/2025 08:00
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45

Bạn có thể quan tâm

 Quang Hải mua xe tiền tỷ động viên vợ "sinh một đội bóng"

Quang Hải mua xe tiền tỷ động viên vợ "sinh một đội bóng"

Top món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Thái Lan du lịch

Top món ngon không thể bỏ lỡ khi đến Thái Lan du lịch

Mẫu nữ qua đời trên livestream khiến người xem bàng hoàng

Mẫu nữ qua đời trên livestream khiến người xem bàng hoàng

Diệu Nhi khoe khoảnh khắc hài hước ở đám cưới Hồ Quỳnh Hương

Diệu Nhi khoe khoảnh khắc hài hước ở đám cưới Hồ Quỳnh Hương

Tiktoker Xuân Ca hóa “boxing girl”, tạo dáng cực cuốn

Tiktoker Xuân Ca hóa “boxing girl”, tạo dáng cực cuốn

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng cực "slay" trên thảm đỏ

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng cực "slay" trên thảm đỏ

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status