Sửng sốt lớp tường thành “tự phục hồi” vây ngôi mộ của nữ quý tộc

Các nhà khoa học đã khám phá ra được bí mật của lớp tường thành “tự phục hồi” vây quanh ngôi mộ cổ gần 2.100 năm của nữ quý tộc Caecilia Metella.

Lăng mộ của nữ quý tộc Caecilia Metella được xây dựng vào thế kỷ 1 trước Công nguyên tại Via Appia, Rome, Ý. Lăng hình tròn cao 21 mét, đường kính rộng 29 mét, được xây dựng bởi các khối bê tông xếp chồng và trang trí phù điêu bằng đá cẩm thạch. Đây là một trong những di tích được bảo quản, cũng như được biết đến nhiều nhất Via Appia và thuộc danh sách các địa điểm được tham quan nhiều nhất nước Ý, mang lại lợi nhuận cao cho nền du lịch nước này.

Sung sot lop tuong thanh “tu phuc hoi” vay ngoi mo cua nu quy toc
Sung sot lop tuong thanh “tu phuc hoi” vay ngoi mo cua nu quy toc-Hinh-2

Khu lăng mộ Caecilia Metella nổi tiểng không chỉ bởi kiến trúc đồ sộ nguy nga và sự quyền lực của nữ quý tộc. Nơi này còn nổi tiếng bởi kết cấu vững chắc nguyên vẹn bất chấp sự tàn phá của thời gian đến kì lạ của tường thành bảo vệ khu mộ. Với sự viện trợ của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nhà địa lý Marie Jackson (thuộc Đại học Utah, Mỹ) hợp tác với Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) để nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu và phương pháp xây dựng lăng mộ Caecilia Metella.

Sung sot lop tuong thanh “tu phuc hoi” vay ngoi mo cua nu quy toc-Hinh-3

Người La Mã cổ đại đã sử dụng khối đá núi lửa để thành bức tường gạch thô, loại đá này sẽ không bị tan rã nhiều trong hơn 3000 năm. Các khối đá núi lửa được kết dính bởi một loại vữa đặc biệt do người La Mã cổ sáng chế bằng vôi ngậm nước và tephara núi lửa (thủy tinh và tinh thể xốp được tạo ra trong quá trình núi lửa phun trào).

Sung sot lop tuong thanh “tu phuc hoi” vay ngoi mo cua nu quy toc-Hinh-4

Trong loại vữa này có một lượng lớn chất leucit, chất này khi tiếp xúc với nước sẽ bị hòa tan và giải phóng ra kali và lượng kali giúp cho tường thành càng thêm vững chắc. Đây chính là đáp án cho sự “tự tái tạo” kì lạ của bức tường vây ngôi mộ cổ.

Sung sot lop tuong thanh “tu phuc hoi” vay ngoi mo cua nu quy toc-Hinh-5

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tài trợ thêm cho nghiên cứu này để các nhà khoa học có thể chế tạo ra phiên bản bê tông và vữa tiêu tốn ít năng lượng và tồn tại lâu hơn khi lắp đặt trong môi trường biển hoặc dưới nước. Nghiên cứu này sẽ dựa trên phương pháp chế tạo của người La Mã cổ đại.

Mở mộ cổ, giật mình kho báu đầy vàng và hộp sọ dị dạng

Cách đây 45 năm, các nhà khảo cổ tìm thấy một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng ở Tân Cương. Thi hài nằm trong mộ cổ là một phụ nữ có hộp sọ bị khoan một lỗ. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra danh tính chủ nhân ngôi mộ. 

Mo mo co, giat minh kho bau day vang va hop so di dang
Trong cuộc khai quật tại một địa điểm khảo cổ ở Tân Cương năm 1976, các chuyên gia có phát hiện quan trọng là tìm thấy một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng. 

Sau cơn mưa, mặt đất lộ ra một ngôi mộ khiến các chuyên gia sững sờ

Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

Lịch sử Trung Quốc hơn 5.000 năm, trong hàng trăm nghìn danh nhân, võ tướng vang danh thiên hạ, được phong bậc thánh có lẽ chỉ có một mình Quan Vũ (Quan Vân Trường) có thể làm được. Quan Vũ là người không chỉ được trọng dụng ở đất Thục của Lưu Bị, mà ngay cả ở bên kia chiến tuyến, Tào Tháo cũng mến mộ và mong muốn ông trở thành tướng của mình.

Tuy nhiên, tài năng không có nghĩa là tất thắng, với tính cách kiêu kỳ, ngạo mạn, chủ quan khinh địch của mình, Quan Vũ đã đẩy bản thân vào thất bại đau đớn tại Kinh Châu, cuối cùng bỏ mạng bởi tướng của quân Đông Ngô.

Ngôi mộ của Quan Vũ tại Lạc Dương

Theo "Tam quốc chí", năm 220 sau Công Nguyên, Tôn Quyền vì sợ Lưu Bị sẽ báo thù cho Quan Vũ nên đã đem xác Quan Vũ đến chỗ của Tào Tháo.

Tào Tháo sau khi biết chuyện bèn phong Quan Vũ làm Kinh Vương, còn dùng gỗ trầm hương làm quan tài, tổ chức tang ma hậu hĩnh cho Quan Vũ, mai táng ở phía Nam thành Lạc Dương, ngoài ra còn xây một ngôi đền thờ bên cạnh để cúng bái.

Sau con mua, mat dat lo ra mot ngoi mo khien cac chuyen gia sung so

Khu di tích lăng Quan Võ Thánh tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay (Ảnh: Internet)

Theo thời gian, hình tượng Quan Vũ dần được dân gian thần thánh hóa, nhiều nơi tại Trung Quốc đều có thờ Quan Vũ Thánh. Năm 589, Tùy Văn Đế còn ra lệnh cho xây một đền Quan Vũ ngay tại quê nhà Sơn Tây của ông.

Đến thời Minh – Thanh, ngôi mộ chôn cất hài cốt của Quan Vũ ở Lạc Dương không những được trùng tu, mà các đời vua còn xây dựng thêm đền miếu, đổi tên thành "Trung Nghĩa Thần Võ Quan Thánh Đại Đế Lâm" (rừng của Võ Thánh Quan Vũ trung nghĩa).

Trong lịch sử Trung Quốc, cũng chỉ có Khổng Tử từng được xây dựng "Khổng Lâm" (rừng Khổng Tử) mà thôi. Tuy nhiên sau đó, một sự kiện không ai ngờ tới đã xảy ra.

Chân tướng ngàn năm được hé lộ

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, sau một trận mưa lớn, chuyên gia đã phát hiện một ngôi mộ đặc biệt, làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết trong giới khảo cổ về ngôi mộ thật sự của Quan Vũ.

Ngôi mộ cổ này có tuổi đời hàng nghìn năm, thuộc thành phố Lạc Dương, nằm cách ngôi mộ của Quan Vũ một khoảng khá xa. Trong khi tiến hành khai quật, chuyên gia đã phát hiện một hộp sọ. Sau khi lấy các di vật trong ngôi mộ và hộp sọ đó đi phân tích, các chuyên gia ngạc nhiên: Chủ nhân ngôi mộ mới tìm thấy chính là Quan Vũ!

Sau con mua, mat dat lo ra mot ngoi mo khien cac chuyen gia sung so-Hinh-2

Ngôi mộ thật sự của Quan Vũ đã được tìm thấy (Ảnh minh họa)

Vậy thì, ngôi mộ mà bao nhiêu năm qua mọi người vẫn thờ rốt cuộc là của ai? Tại sao mộ của Quan Vũ lại bị di chuyển tới nơi này?

Bằng việc mở rộng nghiên cứu về các tài liệu địa chí của địa phương, các chuyên gia biết được rằng phạm vi thành Lạc Dương thời Tam Quốc với Lạc Dương ngày nay có sự sai khác, do đó mộ của Quan Vũ nằm ở đây cũng không có gì là lạ cả.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự là ngôi mộ của Quan Vũ bao năm nay vẫn không hề di chuyển, vậy thì ngôi mộ mọi người vẫn thờ kia có phải là do có người cố ý xây nhầm không?

Khi đi sâu tìm hiểu, các chuyên gia đã tìm ra những chứng cứ thuyết phục cho giả thuyết trên. Hóa ra, vào thời Gia Tĩnh triều Minh, ngôi mộ của Quan Vũ đã được trùng tu trên quy mô lớn. Người phụ trách trông coi việc xây dựng này là một vị thái giám họ Hác, quê gốc của người này lại chính là nơi có ngôi mộ thật của Quan Vũ.

Vì sợ rằng sau khi ngôi mộ của Quan Vũ được trùng tu xong, hoàng đế Gia Tĩnh sẽ cùng với các quan lại đến lập hội tế lễ linh đình, người dân quê ông sẽ phải chịu vất vả, ông đã âm thầm dùng kế "ly miêu tráo thái tử", sửa ngôi mộ của một vị tướng họ Bào cách mộ Quan Vũ khoảng hơn 20 dặm thành ngôi mộ của Quan Vũ, tiến hành cho xây dựng trên nền ngôi mộ đó.

Sau con mua, mat dat lo ra mot ngoi mo khien cac chuyen gia sung so-Hinh-3

Đằng sau câu chuyện ngôi mộ giả là một vị thái giám thương dân (Ảnh minh họa)

Bởi vậy, từ thời nhà Minh, ngôi mộ mà người dân vẫn ngày ngày đến đốt hương cúng bái chính là ngôi mộ của vị Bào tướng quân kia, chứ không phải Quan Vũ. Nếu không có trận mưa lớn đó, có lẽ sự thật này sẽ mãi mãi không được tiết lộ.

Chúng ta cũng không thể ngờ rằng, đằng sau một phát hiện khảo cổ lại là một câu chuyện ấm lòng của một vị thái giám thương dân đáng kính.